Danh mục tài liệu

Sản phẩm du lịch, tạo thương hiệu điểm đến cho Điện Biên Phủ

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 152.63 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Sản phẩm du lịch, tạo thương hiệu điểm đến cho Điện Biên Phủ" với mục tiêu xây dựng sản phẩm du lịch trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ - điểm chói sáng của lịch sử dân tộc trên vùng cao Tây bắc Tổ quốc. Mời các bạn cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin vấn đề.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sản phẩm du lịch, tạo thương hiệu điểm đến cho Điện Biên PhủSẢN PHẨM DU LỊCH, TẠO THƯƠNG HIỆU ĐIỂM ĐẾN CHO ĐIỆN BIÊNPHỦ DƯƠNG VĂN SÁU Tóm tắt Sự phát triển của Du lịch Việt Nam trong những năm qua đã cho thấy: Xây dựngthương hiệu điểm đến là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển dulịch. Mỗi địa phương cần căn cứ vào tiềm năng, điều kiện cụ thể của mình để tạo ranhững sản phẩm du lịch đặc trưng phục vụ du khách. Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra ýtưởng xây dựng sản phẩm du lịch trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ - điểm chóisáng của lịch sử dân tộc trên vùng cao Tây bắc Tổ quốc. 1. Sản phẩm du lịch – Sản phẩm văn hóa Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ mang tính tổng hợp cao nhằm phục vụ và làm thỏamãn các nhu cầu của con người, do vậy, cần tạo ra các sản phẩm du lịch phục vụ dukhách. Theo Luật Du lịch, “sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏamãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”(1). Trong quá trình đi du lịch, dukhách sẽ tiêu dùng các sản phẩm du lịch đa dạng đó. Không chỉ thỏa mãn những nhu cầusinh học, du khách còn mong muốn được thỏa mãn các nhu cầu văn hóa ngày càng cao.Những nhu cầu này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố quốc gia, dân tộc, tuổi tác, giới tính,nghề nghiệp, vị trí xã hội, sức khỏe, khả năng tài chính và các yếu tố tâm sinh lý khác…Do vậy, để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách, các sản phẩm du lịch đòi hỏiphải đạt được nhiều tiêu chí hết sức cơ bản. Trên thực tế, hoạt động du lịch mang bảnchất và nội dung văn hóa sâu sắc. Trên cơ sở nền tảng văn hóa dân tộc - vùng miền, hoạtđộng Du lịch luôn đem đến cho du khách những sản phẩm chứa đựng các giá trị nhân vănđặc sắc mang sắc thái bản địa, đó chính là những sản phẩm du lịch. Từ thực tế hoạt động du lịch, chúng ta có thể đưa ra khái niệm: “Sản phẩm du lịchlà toàn bộ những dịch vụ tạo ra các hàng hóa văn hóa mang tính đặc thù do các cá nhânvà tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp để phục vụ những nhu cầu của các đối tượng dukhách khác nhau; nó phù hợp với những tiêu chí nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế đồngthời chứa đựng những giá trị văn hóa đặc trưng bản địa; đáp ứng và làm thỏa mãn cácmục tiêu kinh tế - xã hội đối với các cá nhân, tổ chức và địa phương nơi đang diễn ra cáchoạt động kinh doanh du lịch”. Sản phẩm du lịch trước hết là một loại hàng hóa nhưng là một loại hàng hóa đặcbiệt, nó cũng cần có quá trình nghiên cứu, đầu tư, có người sản xuất, có người tiêu dùng...như mọi hàng hóa khác. Sản phẩm du lịch thường mang những đặc trưng văn hóa cao,thỏa mãn nhu cầu của các đối tượng du khách. Đó có thể là một chương trình du lịch vớithời gian và địa điểm khác nhau. Sản phẩm du lịch thể hiện trong cáctour du lịch nàychính là việc khai thác các tiềm năng, nguồn lực sẵn có trên một địa bàn hoặc được tạo rakhi biết kết hợp những tiềm năng, nguồn lực này theo những thể thức riêng của từng cánhân hay một công ty nào đó. Đó chính là việc khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phivật thể của các địa phương vào hoạt động du lịch như việc đưa các loại hình nghệ thuật,dân ca, dân vũ, văn hóa ẩm thực hay các hình thức hoạt động thể thao, các hoạt động lễhội truyền thống, trình diễn, diễn xướng dân gian… vào phục vụ du khách. Những hoạtđộng như vậy giúp cho du khách trực tiếp thẩm nhận và hưởng thụ, trải nghiệm văn hóamà họ vốn có nhu cầu nhưng không biết tiếp cận như thế nào, ở đâu, thời gian nào…?Sản phẩm du lịch còn là những dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ làm đẹp, các dịch vụthông tin liên lạc, bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng… tiện lợi, đem lạinhiều lợi ích to lớn cho du khách. Sản phẩm du lịch thường được cụ thể hóa bằng các sản phẩm vật chất cung cấp chodu khách ở những nơi du khách dừng chân, nghỉ ngơi hay tham quan du lịch. Đó có thể làcác vật phẩm, đồ lưu niệm; các chủng loại hàng hóa với mẫu mã, chất liệu, phương phápchế tác đem đến nhiều công năng tiện ích khác nhau cho người sử dụng. Tổng hợp lại, giátrị của tất cả các sản phẩm du lịch khác nhau được đánh giá bằng số lượng khách đến vàđi du lịch trên một địa bàn cụ thể. Chất lượng sản phẩm du lịch sẽ làm tăng hay giảmlượng khách trên địa bàn đó. Giá trị của sản phẩm du lịch được “đo” bằng mức chi tiêucủa du khách trong một chuyến du lịch và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dulịch, tổng các nguồn thu cho ngân sách địa phương từ hoạt động du lịch và thu nhập củacư dân bản địa tham gia kinh doanh các dịch vụ phục vụ du khách. Giá trị của các sảnphẩm du lịch cũng được thể hiện qua những ảnh hưởng, tác động của hệ thống sản phẩmdu lịch đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương, đất nước. Sản phẩm du lịch trước hết là một sản phẩm văn hóa, hai loại sản phẩm này có mốiquan hệ mật thiết với nhau thể hiện qua bảng so sánh dưới đây : Sản phẩm văn hóa Sản phẩm du lịch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: