Danh mục tài liệu

Sản xuất nước ngọt bằng nước giếng pha phẩm màu

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 156.06 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sản xuất nước ngọt bằng nước giếng pha phẩm màu Thứ sáu, 13 Tháng một 2006, 11:12 GMT+7 Tags: TP HCM, dây chuyền sản xuất, sản xuất nước, nước giải khát, nước có ga,Huyện Hóc Môn, cơ sở, vệ sinh, phẩm màu, thanh tra, thực phẩm, sản phẩm, chai, pha Trong căn phòng rộng khoảng 30 m2, tại huyện Hóc Môn, TP HCM .
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sản xuất nước ngọt bằng nước giếng pha phẩm màu Sản xuất nước ngọt bằng nước giếng phaphẩm màuThứ sáu, 13 Tháng một 2006, 11:12GMT+7Tags: TP HCM, dây chuyền sản xuất, sảnxuất nước, nước giải khát, nước có ga,HuyệnHóc Môn, cơ sở, vệ sinh, phẩm màu, thanhtra, thực phẩm, sản phẩm, chai, phaTrong căn phòng rộng khoảng 30 m2, tạihuyện Hóc Môn, TP HCM, một dây chuyềnsản xuất nước giải khát hương trái cây đóngchai rỉ sét được đặt trên nền xi măng cũ kỹ,lồi lõm và loang loáng nước pha với phẩmmàu.Có khoảng 5-7 người làm việc trên dâychuyền này. Người đầu tiên lấy một chaikhông chưa qua vô trùng, để sẵn trong các túinilon khổng lồ cạnh đó, đưa cho người đứngkế bên đặt lên dây chuyền để bơm nước có gavào. Nguồn nước để sử dụng được bơm từgiếng khoan. Sau khi được bơm nước có ga,chai 1,25 ml chạy tới chỗ tiếp theo. Tại đâymột người tay cầm phễu, tay kia cầm cái camúc thứ dung dịch có màu đỏ quạch vào chai.Đó là loại nước pha từ phẩm màu không nhãnmác, nguồn gốc, với hương liệu các loại tráicây như nước cam, vải, me, mãng cầu...Người tiếp theo làm nhiệm vụ rót thêm nướccó ga vào cho đầy từng chai, rồi chuyển chongười vặn nút. Khâu cuối cùng là siết miệngchai bằng máy tự động. Phẩm màu dùng để pha trên dây chuyền sản xuất nước giải khát. Ảnh: V.A.Thế là sản phẩm đã hoàn chỉnh, được mangra một nơi khác - chung với chỗ để chai lọchờ sử dụng chưa được súc rửa - phơi cho vỏkhô rồi đem dán nhãn. Cuối cùng những chainước với nhãn mác màu sắc tươi tắn đượcđóng thùng với những dòng chữ, hình ảnh inoffset rất đẹp, đưa đi phục vụ các thượng đếở khắp nơi.Một thùng 12 chai 1,25 ml chỉ có giá 45.000đồng. Những sản phẩm này được các kháchhàng ở những vùng xa thành phố đón nhậnnồng nhiệt. Với một dây chuyền sản xuất có7 người, mỗi ngày chúng tôi cho ra đời hàngtrăm thùng vẫn tiêu thụ sạch veo. Cơ sở tôitồn tại gần 10 năm rồi, số lượng sản xuất mỗingày mỗi khá, chủ cơ sở tiết lộ.Ông ta cũng cho biết thêm, để tiết kiệm, cáccông đoạn trong quy trình sản xuất khép kínnói trên, từ súc rửa chai đến dán nhãn đónggói, cơ sở này đều tự làm lấy. Do đó việc súcrửa chủ yếu là lấy nước làm sạch, phơi khôlà ổn; hóa chất để pha chế không cần bảoquản, được để lẫn lộn với những vật dụnglinh tinh khác.Tình trạng trên cũng tương tự ở nhiều cơ sởsản xuất nước giải khát nhỏ lẻ khác trên địabàn TP HCM, vừa được đoàn kiểm tra về vệsinh an toàn thực phẩm của Trung tâm Y tếdự phòng thành phố thanh tra mấy ngày nay.Bác sĩ Lê Phi Hiền, cán bộ chuyên trách vềvệ sinh an toàn thực phẩm của Trung tâm Ytế dự phòng TP HCM, cho biết: Ngoài mộtsố ít các nhãn hiệu nước giải khát lớn là cógiấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành sảnxuất tốt (GMP), các cơ sở nhỏ lẻ đều rất yếukém về công tác vệ sinh trong sản xuất. Nếuthanh tra hết thì có vô số cơ sở sẽ bị đình chỉhoặc cấm sản xuất. Sản phẩm đóng gói rất sang trọng và bắt mắt. Ảnh: V.AQua thanh tra, đa số công nhân tại các nơinày không được khám sức khỏe định kỳ,chưa được tập huấn về vệ sinh an toàn thựcphẩm. Quy trình sản xuất, phân khu sản xuất,vệ sinh sàn nhà, cống rãnh thoát nước, chốnggió, vệ sinh định kỳ cơ sở, thiết bị, dụng cụ,nước sử dụng trong chế biến... hầu như khôngcó nơi nào đảm bảo. Việc thực hiện quy trìnhsản xuất một chiều là điều xa lạ với các cơ sởnày. Ngoài ra, họ còn vi phạm một loạt cácquy định như: ghi nhãn không đúng như côngbố, không nơi để nguyên phụ liệu riêng,nguyên liệu không nhãn mác, không lưu giữsản phẩm...Chánh thanh tra Sở Y tế Nguyễn Đức An,nhìn nhận: Thực trạng sản xuất nước giảikhát ở các cơ sở nhỏ lẻ hiện nay là rất khókiểm soát. Vì những quy định còn nhiều vấnđề bất cập, nên việc quản lý của các cơ quanban ngành cũng gặp nhiều khó khăn. ÔngAn cho biết thêm, việc lấy mẫu đi xét nghiệmrất khó, vì không có cán bộ y tế chứng kiếnnên không thể bảo đảm nhà sản xuất trungthực. Hơn nữa nhân sự chuyên trách thanh traquá thiếu nên khó kiểm soát được tình hìnhvệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất.Thậm chí có khi ra quyết định tạm đình chỉhoạt động một cơ sở vi phạm rồi không thựchiện... vì không có nhân sự giám sát.Theo bác sĩ Lê Phi Hiền, sản xuất thực phẩmcó đường dễ bị nấm mốc nên nếu bảo quảnvỏ chai không tốt, không khử trùng đúngđiều kiện quy định thì sản phẩm rất dễ bịnhiễm khuẩn. Các chủ sản xuất thường dùngđường hóa học trong khi pha chế. Đường hóahọc có trong danh mục cho phép nhưng liềulượng quá nhiều cũng gây ra các nguy cơ ngộđộc như các loại đường không được phép sửdụng. Tác hại của nó là làm người ngộ độc bịmất nước, đau bụng, tiêu chảy cấp, nôn ói...Những trường hợp này nếu không được xử lýkịp thời có thể dẫn đến tử vong. Võ An ...