Danh mục tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Lịch sử địa phương ở trường PT DTNT Tây Nguyên

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 352.10 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nhằm nêu lên kinh nghiệm tổ chức giảng dạy Lịch sử địa phương trong nhà trường nội trú, giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng, lịch sử về sự hình thành và phát triển, những đặc trưng văn hóa của địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của sáng kiến kinh nghiệm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Lịch sử địa phương ở trường PT DTNT Tây Nguyên3MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết“Dân ta phải biết sử ta,Cho tường gôc tích nước nhà Việt Nam”Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh hàm chứa một ý nghĩa vô cùngsâu sắc về ý nghĩa, vai trò của lịch sử. Nhờ lịch sử chúng ta mới biết nguồn gốccủa dân tộc, biết được quá trình dựng nước và giữ nước với những chiến côngoanh liệt, những trang sử vàng chói lọi của các thế hệ đi trước. Biết sử cũng sẽbồi đắp trong mỗi chúng ta lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, từ đó củngcố ý chí, bản lĩnh rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong xây dựng và bảo vệ Tổquốc.Trong lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương là một bộ phận không thể táchrời. Lịch sử địa phương là biểu hiện của lịch sử dân tộc, là sự minh họa cho lịchsử dân tộc. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của địa phương trongt sựphát triển chung của cả nước. Nó không chỉ giúp học sinh hiểu về mảnh đất, conngười nơi mình chôn nhau cắt rốn, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền thốngyêu quê hương, đất nước mà còn giúp học sinh nhận thức sâu sắc lịch sử dân tộc.Bên cạnh đó, trong môi trường nội trú, các em phải xa gia đình, xa môitrường sống gần gũi và truyền thống văn hoá gia đình, thôn buôn. Bởi vậy, cần tổchức nhiều hoạt động mang ý nghĩa giáo dục, phong phú, gần gũi với lứa tuổihọc sinh, giúp học sinh phát triển không lệch lạc khi phải sống bó hẹp trong môitrường học đường nội trú. Nghiên cứu học tập lịch sử địa phương cũng là biệnpháp tích cực để thực hiện phương châm “nhà trường gắn liền với cuộc sống”.Giúp cho học sinh biết vận dụng tri thức lịch sử sách vở vào thực tiễn cuộc sống,biết đem tri thức lịch sử làm sáng tỏ vốn sống của mình và xã hội mình đangsống. Từ đó giúp các em hứng thú trong học tập, đem kiến thức phục vụ địaphương và xây dựng quê hương thêm giàu đẹp. Đó chính là những điều có thể4đạt được qua việc giảng dạy và học tập lịch sử địa phương trong môi trường nộitrú.Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc giảng dạy lịch sử địa phươnglại ít được quan tâm. Do ảnh hưởng nhịp sống hiện đại, học sinh đổ xô vào họccác môn học khác, nhằm thi đỗ đại học, tìm chỗ đứng trong tương lai, mà saonhãng học sử, đặc biệt là tìm hiểu về lịch sử địa phương. Do vậy, chúng ta cầnphải giảng dạy thật tốt lịch sử địa phương để lôi cuốn, thu hút và định hướngđúng cho sự phát triển nhận thức của thế hệ trẻ.Ngoài ra, trong thời điểm hiện nay, tài liệu về địa phương rất ít, thậm chícó nơi ngành giáo dục không biên soạn lịch sử địa phương để đội ngũ giáo viêngiảng dạy cho học sinh. Xuất phát từ các lí do trên và tình hình thực tế trườngdân tộc nội trú, việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng“Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở trường PTDTNT Tây Nguyên” là vấn đề cấp thiết.2. Mục đích nghiên cứuĐề tài nhằm nêu lên kinh nghiệm tổ chức giảng dạy lịch sử địa phươngtrong nhà trường nội trú, giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về truyềnthống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng, lịch sử về sự hình thành vàphát triển, những đặc trưng văn hóa của địa phương. Từ đó góp phần hình thànhtình yêu quê hương, đất nước và bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹptrong tư duy và hành động của học sinh.3. Nhiệm vụ nghiên cứu- Nêu ra những kinh nghiệm của bản thân sau 8 năm giảng dạy phần lịchsử địa phương.- Nghiên cứu thực trạng công tác giảng dạy môn lịch sử địa phương ởtrường PT DTNT Tây Nguyên trong điều kiện giáo dục hiện nay.5- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn lịchsử địa phương ở trường dân tộc nội trú.4. Đối tượng nghiên cứuChất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông dân tộc nội trú.5. Phạm vi nghiên cứuChất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở Trường PT DTNT Tây Nguyên.6. Phương pháp nghiên cứuTrên cơ sở phương pháp luận khoa học biện chứng duy vật, đề tài sử dụng cácphương pháp phân tích- tổng hợp, so sánh, thống kê và phương pháp chuyên gia.7. Đóng góp của đề tàiGiải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở trường PTDTNT Tây Nguyên đã được vận dụng trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử ởtrường PT DTNT Tây Nguyên và bước đầu đã giúp cho học sinh hứng thú hơntrong việc học môn Lịch sử.Việc vận dụng đề tài áp dụng vào giảng dạy sẽ giúp cho học sinh hứngthú, say mê học tập, nhận thức nhanh và củng cố khắc sâu kiến thức, nó còn bồidưỡng niềm tự hào về quê hương đất nước.8. Kết cấu của đề tài gồm Mở đầu, hai phần, kết luận, tài liệu tham khảo.6PHẦN 1CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIẢNG DẠYLỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG Ở TRƢỜNG DTNT TÂY NGUYÊN1.1. Cơ sở lí luận :1.1.1. Khái niệm:- Địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia cónhững sắc thái đặc thù riêng, là một bộ phận cấu thành đất nước. Khái niệm “địaphương” có thể hiểu theo hai khía cạnh cụ thể và trừu tượng. Với nghĩa thứ nhất,có thể gọi địa phương là những đơn vị hành chính như c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: