Danh mục tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm: Làm thế nào để vận dụng và thiết kế trò chơi học tập tiếng việt lớp 5 đạt hiệu quả

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 766.85 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong nhiều năm qua, mặc dù đã đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt nhưng một số giáo viên vẫn còn nặng tâm lý đây là môn học chính nên trong quá trình giảng dạy họ rất chú trọng việc truyền thụ kiến thức với mục đích giúp học sinh học tốt môn này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Làm thế nào để vận dụng và thiết kế trò chơi học tập tiếng việt lớp 5 đạt hiệu quả Sáng kiến kinh nghiệmLàm thế nào để vận dụng và thiếtkế trò chơi học tập tiếng việt lớp 5 đạt hiệu quảTầm Quan trọng:Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi, đặcbiệt là ở lứa tuổi tiểu học. Bởi lẽ, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứatuổi này. Vui chơi không những giúp cho các em được rèn luyện thể lực, rènluyện các giác quan mà nó còn tạo cơ hội cho các em được giao lưu với nhau,được hợp tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm, trong tổ….thông qua đó, các emsẽ dần được hoàn thiện những kĩ năng giao tiếp. Đó là kĩ năng được đặt ra hàngđầu trong mục tiêu của môn Tiếng Việt bậc Tiểu học nói chung và của môn TiếngViệt ở lớp 5 nói riêng. Điều đó chứng tỏ: hoạt động vui chơi là hoạt động hỗ trợcho việc học.Tóm tắt thực trạng:Trong nhiều năm qua, mặc dù đã đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt nhưngmột số giáo viên vẫn còn nặng tâm lý đây là môn học chính nên trong quá trìnhgiảng dạy họ rất chú trọng việc truyền thụ kiến thức với mục đích giúp học sinhhọc tốt môn này. Việc sử dụng trò chơi học tập đối với một số giáo viên còn làhình thức hoặc có sử dụng trò chơi thì cũng ở mức gượng ép, miễn cưỡng. Mặtkhác, còn một số giáo viên khi sử dụng các trò chơi học tập thì chưa chọn lọc kỹ,không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu của bài học nên việc tổ chức tròchơi chưa đạt hiệu quả. Thực tế cho thấy, vẫn còn một số đối tượng học sinh thụđộng, tự ti, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học tập. Trước thực trạng đó, tôi thiết nghĩ, mình cần phải thay đổi một cách thức dạyhọc mới sao cho học sinh hứng thú, say mê và tích cực chủ động hơn khi họcTiếng Việt. Qua đó, những kĩ năng giao tiếp ở các em sẽ ngày càng hoàn thiệnvà phát triển. Và việc vận dụng trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt là hết sứccần thiết.Lí do chọn đề tài:Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy nếu kết hợp sử dụng hình thứctrò chơi trong học tập môn Tiếng Việt sẽ mang lại hiệu quả cao . Bởi vì : Nó là một hình thức hoạt động học tập, tạo ra bầu không khí trong lớp học dễ chịu, thoải mái làm cho học sinh tiếp thu kiến thức tự giác, tích cực trong tâm trạng hồ hởi, vui tươi. Giúp học sinh rèn luyện, củng cố, tiếp thu kiến thức đồng thời, phát triển vốn kinh nghiệm mà các em đã được tích lũy trong cuộc sống thông qua hoạt động chơi. Phát triển tư duy nhanh nhạy, óc sáng tạo, xử lí nhanh các tình huống khi tham gia trò chơi. Phát huy năng lực cá nhân, rèn tính hòa nhập cộng đồng, nâng cao năng lực hợp tác đồng thời giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật, có tính đồng đội khi tham gia trò chơi học tập. Tóm lại, trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục.Vậy làm thế nào để tổ chức được các trò chơi học tập thật sự hiệu quả trongnhững giờ Tiếng Việt. Đó là điều tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi nên tôi đã mạnh dạnchọn đề tài ‘’ Làm thế nào để vận dụng và thiết kế trò chơi học tập Tiếng Việtlớp 5 đạt hiệu quả. ‘’Giới hạn đề tài :Học sinh lớp 5 trường tiểu học Hứa Tạo năm học 2011-2012Cơ sở lí luận:Bài tập Tiếng Việt trong sách giáo khoa lớp 5 bao giờ cũng nhằm hình thành chohọc sinh một đơn vị kiến thức hay rèn luyện cho học sinh một kĩ năng sử dụngkiến thức tiếng Việt đã học vào một tình huống cụ thể. Mỗi bài tập thường chỉ đềcập đến một khía cạnh của nội dung bài học từ mức độ thấp đến mức độ caonhằm rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh. Ví dụ : Tiết Luyện từ và câu bài ‘’ Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kếtcâu’’Sách Tiếng Việt 5, tập 2, trang 86. Bài 1 : Trong đoạn văn sau, người viết đã dùng những từ ngữ nào để chỉ nhânvật Phù Đổng Thiên Vương ( Thánh Gióng ) ? Việc dùng nhiều từngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì ? Bước đầu bài tập chỉ yêu cầu học sinh nhận biết những từ ngữ chỉ nhân vậtPhù Đổng Thiên Vương có trong đoạn văn ( mức độ biết ). Sau đó phải nêu đượctác dụng của việc thay thế từ ngữ ( mức độ hiểu ). Như vậy thông qua bài tập 1, học sinh được rèn những kĩ năng tư duy ở mứcđộ thấp đó là : biết- hiểu. Bài 2 : Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn sau bằng đại từhoặc từ ngữ đồng nghĩa. Sang bài tập 2, học sinh phải xác định được từ ngữ được lặp lại trong hai đoạnvăn và dùng từ ngữ khác để thay thế. Như vậy mức độ yêu cầu của bài tập caohơn, học sinh phải biết cách vận dụng từ ngữ để thay thế ( mức độ vận dụng ) vàthay thế cho phù hợp, làm cho đoạn văn hay hơn( mức độ phân tích ). Muốn đạtđược điều đó thì ngoài việc biết cách vận dụng học sinh còn phải biết phân tíchxem việc dùng từ ngữ nào là phù hợp nhất để đoạn văn trở nên hay hơn. Thôngqua bài tập 2, học sinh được rèn kĩ năng tư duy ở mức độ cao hơn đó là : vậndụng- phân tích. Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học, trong đó cósử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết các câu. Yêu cầu của bài tập là học sinh phải tạo ra được một đoạn văn mới có sử dụngphép thay thế từ ngữ để liên kết các câu ( mức độ tổng hợp).Ngoài ra, học sinhcòn phải biết cách đánh giá sản phẩm của mình và của bạn xem có đúng yêu cầuđề bài hay không ( mức độ đánh giá). Thông qua bài tập 3, học sinh sẽ được rènluyện kĩ năng tổng hợp- đánh giá. Đó là những kĩ năng tư duy ở mức độ cao. Hầu như các bài tập tiếng Việt nào ở lớp 5 cũng là một sự luyện tập để nắmvững một kiến thức tiếng Việt hoặc rèn luyện một kĩ năng sử dụng tiếng Việt, rènluyện các thao tác tư duy. Vì vậy, trò chơi học tập phải thể hiện được yêu cầu rènluyện của bài tập. Có nghĩa là trò chơi học tập phải mang được nội dung của bàitập, phải rèn được kĩ năng sử dụng tiếng Việt, phải rèn luyện các thao tác tư duytừ mức độ thấp đến mức độ cao theo yêu cầu của bài tập.Cơ sở thực tiễn ...

Tài liệu có liên quan: