Danh mục tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp rèn tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi Trường mầm non xã Gia Miễn thông qua tiết dạy vận động âm nhạc

Số trang: 6      Loại file: doc      Dung lượng: 99.00 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến "Biện pháp rèn tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi Trường mầm non xã Gia Miễn thông qua tiết dạy vận động âm nhạc" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn, bởi âm nhạc được coi là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp rèn tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi Trường mầm non xã Gia Miễn thông qua tiết dạy vận động âm nhạc BÀI THUYẾT TRÌNH ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP RÈN TÍNH MẠNH DẠN, TỰ TIN CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA TIẾT DẠY VẬN ĐỘNG ÂM NHẠC 1. Mở đầu Như chúng ta đã biết, mạnh dạn, tự tin là một trong những yếu tố rất quantrọng giúp chúng ta có được thành công trong cuộc sống. Chính vì vậy, việc rèncho trẻ tính mạnh dạn, tự tin từ khi trẻ còn học ở bậc mầm non là điều rất cầnthiết. Đó là tiền đề để trẻ phát triển nhân cách, giúp trẻ trở thành con người tựtin, năng động, sáng tạo và chủ động trong cuộc sống. Sự mạnh dạn, tự tin làđộng lực để trẻ vượt qua sự nhút nhát, sợ hãi, hòa đồng với với mọi người xungquanh. Hơn thế nữa, trẻ mạnh dạn tự tin sẽ có khả năng khám phá trong học tậpvà lĩnh hội những tri thức mới. Tuy nhiên, Trẻ 5- 6 tuổi ở Trường mầm non xã Gia Miễn sinh sống trênđịa bàn xã có hoàn cảnh khó khăn nên việc trẻ được tiếp xúc với các hoạt độngxã hội còn rất hạn chế, đa số trẻ còn rụt rè, nhút nhát, sợ tiếp xúc với người lạ,không dám thể hiện khả năng của bản thân, không dám nói lên ý kiến của mình,không mạnh dạn tham gia các hoạt động ở lớp, ở trường. Hơn nữa, đa số bố mẹcủa các cháu đi làm ăn xa, ít có điều kiện quan tâm, chăm sóc và giáo dục cáccháu. Đó cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành tính mạnh dạn tự tin củatrẻ ngay từ nhỏ. Qua thực trạng của lớp, tôi luôn trăn trở làm thế nào để các cháu mạnhdạn, tự tin hơn trong các hoạt động? Tôi nhận thấy hoạt động âm nhạc là mộttrong những con đường ngắn nhất giúp trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn, bởi âmnhạc được coi là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Vì vậy, tôi đã mạnh dạnđưa ra biện pháp “ Biện pháp rèn tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi Trườngmầm non xã Gia Miễn thông qua tiết dạy vận động âm nhạc”. 2. Nội dung biện pháp 2.1. Nội dung các biện pháp 2.1.1. Biện pháp 1: Khen ngợi, công nhận để tạo niềm tin cho trẻ vàokhả năng của bản thân - Khen vào những điểm mạnh của trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin hơn Qua quá trình quan sát, tôi thấy một số các cháu còn rất rụt rè, chưa mạnhdạn tham gia tiết học. Chẳng hạn, khi tôi cho cả lớp đứng dậy hát và vận độngnhún thì cháu chưa dám thể hiện cùng các bạn. Khi đó, tôi đã khen vào điểmmạnh của trẻ “ Vừa rồi cô đã nghe thấy con hát rất hay rồi đấy, nếu con đứngdậy vận động cùng các bạn thì con sẽ thể hiện hay hơn nữa đấy!”. Khi trẻ đượccô giáo khen như vậy trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn khi vận động bài hát. Từ đó giúptrẻ say sưa hơn, thích thú hơn, dám thể hiện bản thân mình hơn. ( Hình ảnh trẻ đứng dậy hát và vận động) 2 - Công nhận những khả năng trước đó của trẻ Khi cho trẻ vận động tôi thấy trẻ còn rụt rè. Ví dụ, khi cho trẻ vận độngminh họa cho bài hát “ Nhà của tôi” tôi thấy trẻ còn ngượng ngùng khi thể hiệncác động tác. Khi đó tôi đã công nhận khả năng trước đó của trẻ trước cả lớp: “Sáng nay cô thấy con tập thể dục rất giỏi, rất đẹp, cô tin chắc rằng conmúa cũng sẽ đẹp như vậy đấy, bây giờ con hãy múa cùng cô và các bạn nào”.Khi được cô công nhận như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy hào hứng và muốn đượcthể hiện bản thân mình hơn để được cô và các bạn công nhận, từ đó dần hìnhthành cho trẻ kỹ năng mạnh dạn, tự tin và tích cực trong các giờ hoạt động khác ( Hình ảnh trẻ múa hát cùng cô và các bạn) 2.1.2. Biện pháp 2: Rèn tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ thông qua việcsử dụng đồ dùng âm nhạc để vận động cho bài hát Đối với tiết vận động âm nhạc, đồ dùng âm nhạc là phương tiện để trẻ vậnđộng cho bài hát. Đó là “nguồn cảm hứng” để khơi dậy hứng thú của trẻ, lôicuốn, hấp dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục âm nhạc. Hiểu được điềuđó, tôi đã tích cực sưu tầm, làm những bộ đồ dùng âm nhạc sao cho phong phú,đẹp mắt, lôi cuốn trẻ. Ngoài ra, tôi đã dành ra một khoảng không gian để trangtrí góc âm nhạc và bố trí những đồ dùng âm nhạc đó vừa tầm với của trẻ. Sựchuẩn bị đầy đủ, chu đáo và thẩm mỹ các đồ dùng âm nhạc sẽ thu hút được trẻtham gia vào hoạt động âm nhạc. ( Hình ảnh đồ dùng âm nhạc của trẻ) - Sử dụng đồ dùng âm nhạc để giúp trẻ vượt qua sự sợ hãi, nhút nhát: Khi cô mời trẻ đứng dậy vận động theo nhịp bài hát “Cô giáo em”, trẻkhông dám đứng vận động. Khi đó tôi đã sử dụng đồ dùng âm nhạc để khuyếnkhích trẻ “ Cô thấy cái trống này rất là đẹp, con có muốn chơi với trống không?Vậy con hãy đeo trống vào cổ để gõ nhịp và hát thật hay nhé”. Khi được cô gợiý như vậy, chắn chắn trẻ sẽ cảm thấy rất thích thú và muốn được chơi với trống.Như vậy, đồ dùng âm nhạc được coi là một phương tiện kết nối giữa sự nhútnhát rụt rè với sự mạnh, dạn tự tin ở trẻ mầm non, là công cụ đắc lực hỗ trợ giúptrẻ vượt qua sự sợ hãi nhút nhát. ( Hình ảnh trẻ sử dụng đồ dùng âm nhạc để biểu diễn) - Để trẻ tự lựa chọn đồ dùng âm nhạc mà mình thích Khi cho trẻ lên vận động, tôi không gò ép hay gợi ý trẻ sử dụng một loạinhạc cụ nào mà tôi luôn cho trẻ được tự mình lựa chọn loại nhạc cụ mà trẻ thích.Bởi vì khi được tự mình lựa chọn đồ dùng mà mình thích các con sẽ hứng thúhơn và tích cực hoạt động với đồ dùng đó. Đặc biệt ở nội dung “vận động sángtạo cho bài hát” thì trẻ không những được tự do lựa chọn cách vận động, mà cònđược tự do lựa chọn đồ dùng để vận động theo cách mà trẻ đã chọn, qua đó tínhđộc lập mạnh dạn của trẻ sẽ được bộc lộ dần. Như vậy việc sử dụng dụng cụ âm nhạc sẽ tạo cho trẻ tâm thế phấn khởihào hứng cùng tham gia hoạt động học âm nhạc, trẻ mạnh dạn vận động cho bàihát sẽ là tiền đề để trẻ mạnh dạn tự tin tham gia các hoạt động khác nhau. 3 ( Hình ảnh trẻ tự lựa chọn đồ dùng âm nhạc mà trẻ thích) ( Hình ảnh trẻ biểu diễn bằng dụng cụ âm nhạc trẻ tự chọn) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: