Danh mục tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo bệ bản thân cho trẻ 4-5 tuổi

Số trang: 12      Loại file: docx      Dung lượng: 44.67 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến "Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo bệ bản thân cho trẻ 4-5 tuổi" được hoàn thành với mục tiêu nhằm dạy trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có khả năng xử lí tình huống. Biết lên tiếng kêu cứu và tìm đến những sự trợ giúp đúng khi cần. Trẻ được trang bị kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ tự tin hơn và làm chủ được cuộc sống của mình. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ giúp cho trẻ biết yêu quý, bảo vệ bản thân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo bệ bản thân cho trẻ 4-5 tuổi CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Năm:2022 Kính gửi: - Phòng GD&ĐT huyện Tiên Lãng; - Hội đồng Khoa học và Công nghệ huyện Tiên Lãng. Họ và tên: ……………….. Chức vụ, đơn vị công tác: …………………………… Tên sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo bệ bản thân cho trẻ4-5 tuổi Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội * Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: …………………………………………. Địa chỉ:…………………………………………….. Điện thoại: ……………………………………………. I. Mô tả giả pháp đã biết. Việc giáo dục kĩ năng tự bảo bệ bản thân cho trẻ đã được thực hiện tại trườngmầm non Tây Hưng trong nhiều năm nay. Dạy trẻ những kỹ năng bảo vệ bảnthân sẽ giúp trẻ có khả năng xử lí tình huống. Biết lên tiếng kêu cứu và tìm đếnnhững sự trợ giúp đúng khi cần. Trẻ được trang bị kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ tự tinhơn và làm chủ được cuộc sống của mình. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân chotrẻ giúp cho trẻ biết yêu quý, bảo vệ bản thân. Nhận ra được các mối nguy hiểm cóthể xảy ra đối với bản thân và bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm.Đảm bảo an toàn cả về thể chất và tinh thần giúp cho trẻ phát triển một cách toàndiện. a. Ưu điểm: - Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ qua hoạt động. - Giáo viên làm mẫu cho tất cả các cháu đều nhìn thấy. - Giáo viên luôn động viên trẻ kịp thời. b) Khuyết điểm: - Chưa lựa chọn nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân vào từng chủđề cụ thể. - Xây dựng các tiết học dạy trẻ những kĩ năng cơ bản còn sơ sài. - Sử dụng các tình huống giả định để dạy trẻ các kỹ năng tự bảo vệ bản thânchưa có. - Đưa nội dung giáo dục kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể vào dạy cho trẻ cònhạn chế. - Công tác tuyên truyền, phối hợp với các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỹ năng tựbảo vệ bản thân còn chưa chặt chẽ. Để khắc phục những hạn chế trên, qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu,nhận thức được sâu sắc, ý nghĩa vai trò quan trọng của việc giáo dục kỹ năng bảovề bản thân đới với trẻ . Đồng thời với trái tim người mẹ thứ hai tôi đã mạnh dạnđưa ra một số giải pháp mới đó là: “ Một số biện pháp giáo dục trẻ kỹ năng bảo vệbản thân cho trẻ 4-5 tuổi”. II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến. II.1 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:Sáng kiến: “ Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo bệ bản thân cho trẻ 4-5tuổi”. Nhằm góp phần vào việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng tự bảo vệ bảnthân cho trẻ giúp trẻ có kiến thức cơ bản tự bảo vệ mình tránh khỏi những nguy hạiđến bản thân, rèn luyện kĩ năng ứng phó với những tình huống nguy hại có thể xảyra đối với trẻ, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong cuộc sống đồng thời góp phần nângcao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non trong giai đoạn hiện nay. Trang bịkỹ năng để trẻ tự bảo vệ chính mình là hành trang vô cùng cần thiết để giúp trẻ ứngphó với mọi biến đổi trong cuộc sống. II.2. Tính mới, tính sáng tạo: Đi sâu nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ bảnthân cho trẻ 4-5 tuổi” tôi nhận thấy bước đầu có những thành công rõ nét, thể hiệnđược sự mới mẻ và sáng tạo, cụ thể: + Sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung hình thức tổ chức dạy cho trẻ kỹnăng sống. + Đề tài có cải tiến nội dung của giải pháp đã đăng ký sáng kiến trước, đề tàichú trọng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân dưới nhiều hình thức đưa lồng ghépcác hoạt động là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm trí tuệ,thẩm mỹ, hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ. + Đề tài góp phần cải thiện phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động chotrẻ phát triển tình cảm kỹ năng xã hội. II.3 Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp a. Hiệu quả kinh tế: - Sáng kiến là những biện pháp được áp dụng trong các hoạt động giảng dạynhằm mục đích phát triển kỹ năng sống cho trẻ góp phần đạt được mục tiêu giáodục mầm non nên không tốn kém về kinh tế b. Hiệu quả về mặt xã hội: - Phát huy tính tích cực, giúp trẻ phát triển mạnh về mặt nhận thức, làm giàuvốn kinh nghiệm cho trẻ. - Nhà trường và gia đình trẻ đều nhận thức được tầm quan trọng trong việcphát triển kỹ năng sống cho trẻ - Nâng cao kỹ năng sư phạm và nghệ thuật lên lớp của giáo viên. c. Giá trị làm lợi khác: - Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. - Giáo viên tự bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách đạo đức để hoàn thiện bảnthân mình hơn. II.4 Khả năng nhân rộng: Sáng kiến của tôi có thể thực hiện sử dụng trong trường và các trường trongphạm vi của huyện, thành phố. II.5 Phạm vi ảnh hưởng: Từ tháng 09/2022, đề tài “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ bảnthân cho trẻ 4-5 tuổi” được đưa vào thực hiện, ban đầu gặp không ít khó khăn do tỉlệ trẻ mới đi học cao, một số kỹ năng cơ bản tự bảo về bản thân của trẻ còn kém.Sau 4 tháng thực hiện thì tôi nhận thấy khả năng tự bảo vệ bản thân của trẻ ở lớpmình được phụ trách đã rất hiệu quả, trẻ biết tự bảo vệ bản thân khi gặp phải nhữngtình huống nguy hiểm, biết tránh xa những nơi nguy hiểm, biết phân biệt người tốt,người xấu. Từ khi trẻ được tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bảnthân trẻ đã mạnh dạn tự tin hơn, đã có thể tự thể hiện những năng khiếu của bảnthân trước đông người. CƠ QUAN ĐƠN VỊ Tiên Lãng, ngày 25 tháng 11 năm 2022 ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Người viết đơn ............................................ ........................................... ............................................ ... ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: