Danh mục tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 519.79 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến kinh nghiệm mầm non được hoàn thành với một số biện pháp như sau: Thay đổi tư duy, thay đổi cách thức giao tiếp với trẻ; Rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ; Ứng dụng phương pháp STEAM giúp trẻ phát tiển kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng thuyết trình. (giao tiếp trước đám đông); Rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ cá biệt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi Một số biện pháp triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi PHỤ LỤC NỘI DUNG TRANGA ĐẶT VẤN ĐỀ 1-2I Lý do chọn đề tài 1II Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2- 18I Nội dung lý luận 2II Thực trạng vấn đề 3III Những biện pháp tiến hành 51 Thay đổi tư duy, thay đổi cách thức giao tiếp với trẻ. 52 Rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ. 7 Ứng dụng phương pháp STEAM giúp trẻ phát tiển3 kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng thuyết trình. 9 (giao tiếp trước đám đông)4 Rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ cá biệt 115 Rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mọi lúc mọi nơi 136 Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh học sinh 15IV Kết quả đạt được 17C KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19-20I Kết luận 19II Kiến nghị, đề xuất 20 0/20 Một số biện pháp triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: Con người là một sinh vật xã hội - ngay từ khi sinh ra, con người đã cónhu cầu liên lạc, giao tiếp và ứng xử với người xung quanh, môi trường xungquanh để phát triển và tồn tại. Vì thế kỹ năng giao tiếp được xem là một trongnhững kiến thức nền tảng của con người. Kỹ năng giao tiếp là khả năng truyền đạt, trao đổi thông tin, lắng nghe,phản hồi, ứng xử,… giữa người nói và người nghe nhằm đạt mục đích nhất định.Giao tiếp không chỉ là nghe và nói mà là cả một nghệ thuật. Giao tiếp là kỹ năngcần có và đóng vai trò quan trọng với mỗi người giúp cho chúng ta tự tin vàobản thân cũng như xây dựng những mối tương giao với mọi người xung quanh. Với trẻ mầm non, kỹ năng giao tiếp cần được hình thành và rèn luyện từsớm. Khi biết cách giao tiếp, trẻ sẽ biết cách lắng nghe và truyền tải thông điệptới người khác. Trẻ biết cách bày tỏ mong muốn với cha mẹ, thầy cô, ông bà,…Khi biết cách giao tiếp, trẻ sẽ dễ dàng kết bạn, có mối quan hệ tốt với mọi người.Khi đó, trẻ cũng dần phát triển các kỹ năng khác như làm việc nhóm, tư duyphản hồi…Nếu được rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt, trẻ cũng tự tin hơn, nhìnnhận cuộc sống tốt hơn. Kỹ năng giao tiếp được ví như chìa khóa giúp trẻ làmchủ, phát huy các kỹ năng còn lại. Đây là nền trảng giúp các bé nhận biết giá trịsống và dần hình thành các kỹ năng sống Việc giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng giao tiếp nói riêng đòihỏi cả một quá trình rèn luyện, giáo dục lâu dài. Hơn nữa, lứa tuổi mầm non làgiai đoạn học hỏi, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách,do đó cần sớm giáo dục các kỹ năng sống đặc biệt là kỹ năng giao tiếp cho trẻ đểtrẻ có nhận thức đúng và có hành vi giao tiếp ứng xử phù hợp ngay từ độ tuổimầm non, góp phần giúp trẻ tự tin phát triển năng lực của bản thân và gặt háithành công sau này. Trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt thì có thể hòa nhập nhanh vớicuộc sống xung quanh, phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiênnhiên tốt, từ đó học hỏi và làm giàu thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năngsống của bản thân. Khi được trang bị kỹ giao tiếp tốt đứa trẻ được thỏa mãn nhucầu giao lưu, ổn định về mặt tâm lý có cơ hội để phát triển nhân cách đầy đủ vàđúng hướng. Bởi vậy việc trang bị cho trẻ kỹ năng giao tiếp là vô cùng quantrọng. Nhưng thực tế hiện nay tình trạng trẻ em thụ động, chưa có kỹ năng, chưacó thái độ giao tiếp đúng mực, giao tiếp chưa có hiệu quả, thậm chí một số trẻcòn tự ti, ngại giao tiếp, sống khép mình dần dẫn đến tự kỷ. Thực tế này khiếncho xã hội, các nhà tâm lý giáo dục, đặc biệt là bậc học giáo dục mầm non phải 1/20 Một số biện pháp triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổitrăn trở. Bên cạnh đó, thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ ở các trườngmầm non chưa được quan tâm đúng mức và chưa được coi là trọng tâm, chưađược đào sâu và áp dụng đúng cách các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếpcho trẻ. Là một giáo viên lớp mẫu giáo lớn, đứng trước ý nghĩa thực tiễn to lớncủa giáo dục kỹ năng giao tiếp mang lại cho trẻ và nhiệm vụ mà Sở và Phònggiáo dục chỉ đạo về đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, áp dụng phươngpháp giáo dục tiên tiến để đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội hiện nay và để nângcao kỹ năng giao tiếp cho trẻ, đó cũng chính là lý do tôi lựa chọn đề tài “Một sốbiện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi”. II. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 1. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/ 2020 đến tháng 3/ 2021 2. Đối tượng nghiên cứu: Kỹ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi. 3. Phạm vi nghiên cứu: Lớp mẫu giáo lớn 4 Trường MN Bình Minh. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I – NỘI DUNG LÝ LUẬN: Giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày,nhờ có giao tiếp mà tâm lý con người được hình thành và phát triển. Đặc biệt kỹnăng giao tiếp được coi là chìa khóa để mở cửa cho sự thành công của mỗi conngười. Để mang lại sự thành công lớn trong cuộc sống và trong các hoạt độnghọc tập, luôn tự tìm hiểu, học hỏi và rèn luyện để hình thành kỹ năng giao tiếp vìđó là phương tiện ...

Tài liệu có liên quan: