Danh mục tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 205.94 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến đưa ra một số giải pháp để giúp trẻ làm quen với chữ cái. Giúp trẻ hứng thú hơn với việc học chữ cái qua các trò chơi, các hoạt động trong ngày, ngày hội, ngày lễ, qua việc trải nghiệm với thực tế, qua việc chơi và học với các nguyên vật liệu thiên nhiên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến “Một số giải pháp nâng cao chất lượng làm quen vớichữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi” - Tác giả: Chu Thị Thanh Hương - Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thiện Kế - Chức vụ: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: ĐHSP (Chuyên ngành Mầm Non) Tháng 01 năm 2019 Mẫu số 01 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên a) Tác giả sáng kiến: Chu Thị Thanh Hương. - Ngày tháng năm sinh: 11/11/1979; Gới tính: Nữ - Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thiện Kế - Chức danh: Giáo viên. - Trình độ chuyên môn: ĐHSP (Chuyên ngành Mầm Non) - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100% b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Chu Thị Thanh Hương c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; cácthông tin cần được bảo mật (nếu có): - Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6tuổi. - Lĩnh vực áp dụng: + Áp dụng vào lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ (làm quen với chữ cái) + Áp dụng vào công tác giảng dạy, tuyên truyền kiến thức kỹ năng cho phụhuynh dạy trẻ tại nhà. - Mô tả sáng kiến: + Về nội dung của sáng kiến: Sáng kiến đưa ra một số giải pháp để giúp trẻ làm quen với chữ cái. Giúp trẻhứng thú hơn với việc học chữ cái qua các trò chơi, các hoạt động trong ngày,ngày hội, ngày lễ, qua việc trải nghiệm với thực tế, qua việc chơi và học với cácnguyên vật liệu thiên nhiên. Bản thân giáo viên và đồng nghiệp có thêm kinhnghiệm trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái, biết cáchxây dựng môi trường chữ cái cho trẻ hoạt động. Giải pháp 1: Đổi mới hình thức giáo dục trẻ. Đổi mới từ việc xây dựng kế hoạch đến việc tổ chức hoạt động học, hoạt độngvui chơi, hoạt động lao động, hoạt động ngày hội, ngày lễ… Khi xây dựng kế hoạch bám sát vào kế hoạch của nhà trường, của hiệu phóchuyên môn và tình hình thực tế của trẻ. Tôi đưa vào kế hoạch lồng ghép dạy trẻlàm quen với chữ cái qua các môn học khác và trong các hoạt động hàng ngày củatrẻ tại trường mầm non. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, xây dựng môi trường cho trẻ làmquen với chữ cái nhằm khuyến khích, thu hút trẻ vào các hoạt động làm quen vớichữ cái và tạo tình huống dạy trẻ để trẻ cảm thấy thoải mái trong giờ học, trẻ dễtiếp thu kiến thức. Sử dụng phần mềm cho trẻ làm quen với chữ cái giúp trẻ hứng thú học, chú ýnghe mà còn phải tư duy và trẻ được phát âm rất nhiều và thay cho việc rút chữ cáiđã học thì tôi cho trẻ đọc tất cả các chữ cái trong từ, thậm chí có cả những chữ cáitrẻ chưa được học trên lớp để phát hiện khả năng của trẻ. Từ đó đưa ra những câuhỏi phù hợp với trẻ sau đó cô giáo mới chính xác hóa lại các âm vị bằng cách phátâm trước mặt trẻ để trẻ quan sát sự chuyển động của cơ quan phát âm. Ví dụ: Đọc chữ “u” thì miệng hơi khum …. Giải pháp 2: Tích hợp phù hợp với các lĩnh vực và các hoạt động khác. Xây dựng nội dung giáo dục, môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái tíchhợp vào các môn học khác, giúp trẻ có thêm kiến thức, kỹ năng và phát huy tíchtích cực của trẻ và để phát huy khả năng của trẻ trong việc cho trẻ làm quen vớichữ cái, thì cần phải năng động sáng tạo trong việc lồng ghép, tích hợp vào cácmôn học khác linh hoạt, phù hợp. Việc tích hợp cho trẻ làm quen với chữ cái qua các môn học khác là việc làmvô cùng quan trọng và cần thiết. Song để tích hợp như thế nào cho hiệu quả, khôngquá ôm đồm, gây áp lực cho trẻ lại không hề dễ. Để làm tốt nội dung này thì phải nghiên cứu kỹ bài dạy. Tích hợp theo nộidung của bài, nội dung liên quan đến vấn đề nào thì tích hợp cho trẻ làm quen vớichữ cái phù hợp với nội dung đó. Chẳng hạn: Với câu truyện “Chiếc áo đẹp” cô kểcho trẻ nghe câu chuyện sau đó cô đưa ra hình ảnh bên dưới có từ “chiếc áo đẹp”cho trẻ đọc và giới thiệu hoặc cô đưa ra nội dung câu chuyện bài thơ cho trẻ đọc vàtìm chữ cái trong nội dung bài thơ câu truyện …. Ví dụ: Bài thơ “Bạn mới” Đưa ra tranh bên dưới có cụm từ “bạn mới” cho trẻđọc chữ cái trong từ và cô giới thiệu cữ Ơ…. Âm nhạc: Có thể tích hợp âm nhạc vào dạy trẻ làm quen với chữ cái như chotrẻ hát các bài hát về chữ cái để tăng sự hứng thú của trẻ. Môi trường xung quanh: Trong hoạt động cho trẻ làm quen với môi trườngxung quanh, tìm hiểu trò chuyện về các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ cô giáođưa ra các hình ảnh, địa danh… và bên dưới có ghi các cụm từ chỉ tên giúp trẻ hiểurõ hơn về nội dung tranh qua đó trẻ cũng nhận ra được các chữ cái trẻ đã biết vàchưa biết… Tạo hình: Trong môn tạo hình các chữ cái xuất hiện ở tên trẻ và các sản phẩmtạo hình của trẻ. Cho trẻ tô màu các chữ cái rỗng, cắt dán các nét chữ cái ghép lạivới nhau để tạo ra chữ cái hoàn chỉnh… Giờ chơi hoạt động ngoài trời và hoạt động theo ý thích: Trong giờ hoạt độngtheo ý thích cô cho trẻ chơi với chữ cái, gắn chữ cái lên bảng, ôn lại các chữ cái đãhọc, làm quen với chữ cái mới, xếp chữ cái bằng que, hột hạt, vẽ chữ trên sân, trêncát… Hoạt động ngoại khóa ngày hội ngày lễ: Tổ chức các buổi ngoại khóa, thamquan tạo cơ hội cho trẻ làm quen với chữ cái trên đường trẻ đi, những đối tượngmà trẻ nhìn thấy. Giải pháp 3: Làm quen với chữ cái thông qua trò chơi và các bài tập. Có nhiều bài tập, trò chơi để trẻ làm quen với chữ cái, tùy theo thời gian, nộidung và khả năng của trẻ mà chúng ta có thể lựa chọn c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: