Danh mục tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm lớp

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 162.39 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến là đưa ra một số biện pháp thật sự hiệu quả để giáo dục đạo đức học sinh. Trong đó giáo dục đạo đức học sinh cá biệt là việc làm cần thiết góp phần làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm lớp CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành giáo dục thị xã Bình Long . Tôi ghi tên dưới đây:Số Họ và tên Ngày Nơi công Chức Trình Tỉ lệ %TT tháng năm tác danh độ đóng góp sinh chuyên vào việc môn tạo ra sáng kiến Trường Giáo1 NGUYỄN THỊ 20/05/1978 THCS An viên CĐSP 100% HƯƠNG Lộc B1. Là tác giả đề nghị công nhận sáng kiến: “Biện pháp giáo dục học sinh cá biệttrong công tác chủ nhiệm lớp”2. Chủ đầu tư sáng kiến:3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục- Đào tạo (chủ nhiệm lớp).4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ tháng 10/2020.5. Mô tả bản chất của sáng kiến. 5.1. Tính mới của sáng kiến:Trong những năm làm công tác chủ nhiệm lớp, không ít lần tôi đã băn khoăn, trăntrở suy nghĩ, tìm tòi nhiều giải pháp để giáo dục học sinh cá biệt giúp các em trởthành con ngoan, trò giỏi, người chủ tương lai của đất nước. Qua nhiều lần áp dụngcác biện pháp giáo dục, tôi đã rút ra một số biện pháp thật sự hiệu quả để giáo dụcđạo đức học sinh. Trong đó giáo dục đạo đức học sinh cá biệt là việc làm cần thiếtgóp phần làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường.5.2. Nội dung của sáng kiến.5.2.1. Cơ sở lí luận: Ở lứa tuổi học sinh THCS - lứa tuổi đang có sự chuyển giao giữa trẻ em vàngười lớn, các em luôn mong muốn trở thành người lớn và luôn tưởng mình đã làngười lớn, vì vậy các em luôn có sự mất cân bằng về mặt tâm sinh lý, việc các emmong muốn trở thành người lớn trong khi các em chưa có sự hiểu biết tương ứngcộng với hoàn cảnh sống mỗi em một khác nhau, có em may mắn nhận được sự tưvấn kịp thời của cha mẹ có em không được sự quan tâm đúng mức, có em thì lạiđược quá chiều chuộng... Từ sự khác biệt trên nảy sinh ra những hiện tượng cá biệttrong học sinh và chính một bộ phận học sinh này đã gây không ít khó khăn chogiáo viên chủ nhiệm lớp. Những biểu hiện cá biệt của học sinh lại rất khác nhau về mặt hình thứccũng như mức độ nên giáo viên chủ nhiệm lớp cũng rất khó trong việc tìm biệnpháp xử lý thích hợp. Không ít giáo viên cho rằng việc giáo dục học sinh cá biệtquả là một việc vô cùng khó, đôi lúc cho rằng đó là bản chất của các em và suynghĩ ấy rất dễ dẫn đến buông tay. Con người vốn hiền lành, Khổng Tử đã dạy: “ Nhân chi sơ tính bản thiện”.Đúng vậy, không có ai sinh ra là hung dữ ngay nhưng do quá trình sống và lớn lêncon người chịu sự tác động của các yếu tố xung quanh như bạn bè, gia đình, xãhội... nên mỗi người hình thành nên mỗi tính cách. Tục ngữ có câu: “ Ở bầu thìtròn, ở ống thì dài ”, “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng ”. Hay sinh thời Bác Hồđã từng nói: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên Như vậy để thấy được giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng trong sự hìnhthành nhân cách của các em. Những em học sinh cá biệt chắc chắn điều kiện ngoạicảnh Gia đình - Bạn bè - Xã hội đang sống là không tốt. Nhưng làm sao giúp đỡcác em để gần mực mà không đen, ở ống mà không dài. Đó là nhiệm vụ của giáodục của thầy cô của nhà trường chúng ta. Đảng và Nhà nước ta đã đề cao “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, đầu tưcho giáo dục là đầu tư lâu dài trong tương lai. Bác Hồ đã khẳng định “Vì lợi íchmười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Sự nghiệptrồng người là sự nghiệp vẻ vang cao cả của người giáo viên, không có lí do gì màchúng ta bất lực hay đầu hàng trước một học sinh cá biệt nào, chỉ có điều chúng tađã giáo dục đúng chưa? Phương pháp giáo dục của ta phù hợp chưa? Chúng ta đãđem hết nhiệt huyết chưa? Con người không ai là suông sẻ, không ai tự nhiên trở thành người tốt.Những lúc các em sa ngã, ngang bướng, sống lệch lạc... là những lúc các em cần sựquan tâm, an ủi, giáo dục và động viên của thầy cô. Nếu buông thả các em lúc nàykhác nào đẩy các em vào hố sâu tội lỗi mà không có đường thoát; cứu các em lúcnày là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi thầy cô chúng ta.5.2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Năm học 2019 – 2020 tôi được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 8A6,học sinh trong lớp đa phần đều ngoan, nhưng trong đó có 05 em hạnh kiểm yếu,học lực cũng yếu, những biểu hiện cá biệt của các em cũng rất khác nhau. Saunhiều lần điều tra tìm hiểu tôi nhận thấy những hiện tượng học sinh cá biệt khôngphải là ngẫu nhiên mà có những nguyên nhân nhất định. Có thể rút ra được một sốnguyên nhân chủ quan và khách quan cơ bản sau đây:5.2.3Nguyên nhân khách quan:* Nguyên nhân từ phía gia đình: Thời gian mà các em sống với gia đình là khoảng thời gian dài nhất, chính vìthế môi trường sống của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với các em, những tháiđộ, hành vi, cách cư xử trong gia đình sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành những độ,hành vi, cách cư xử của các em khi ra ngoài xã hội. Những em thiếu may mắn sinhra trong gia đình cha mẹ bất hoà, cách cư xử của cha mẹ thô bạo, hay có những emđã không còn bố mẹ. Thậm chí có những em lại quá may mắn được sống trong giađình giàu có quá chiều chuộng và chiều chộng các em không đúng cách ...tất cả đãảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của các em. Hơn thế nữa An Lộc lại là xãxa khu công nghiệp, phần đông bố mẹ các em đi làm trong khu công nghiệp MinhHưng, sáng đi làm sớm, chiều về muộn không có thời gian quan tâm, tư vấn, uốnnắn những suy nghĩ hay hành vi lệch lạc của các em từ đó hình thành nên tính cáchc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: