Danh mục tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp âm nhạc trong giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930-1954 trong chương trình Lịch sử lớp 9

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 321.66 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu thực trạng và tính cấp thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học lịch sử. Từ việc nghiên cứu chuẩn kiến thức, kỹ năng của các bài học, thiết kế các hoạt động dạy học với các phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với đối tượng học sinh, kết hợp sử dụng âm nhạc trong dạy học nhằm tạo được hứng thú cho học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động và năng lực cho người học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp âm nhạc trong giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930-1954 trong chương trình Lịch sử lớp 9 UBND HUYỆN HOÀI ĐỨC TRƯỜNG THCS DI TRẠCH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMTÍCH HỢP ÂM NHẠC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1954 MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 Môn: Lich sư Cấp học: Trung học cơ sở Tác giả: Lê Thi Dung Đơn vi công tác: Trường THCS Di Trạch Chức vụ: Giáo viên Năm hoc 2022 - 2023 1 I. MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh như một lời căn dặn và cũng là lời nhắcnhở mỗi người dân đất Việt về vai trò, ý nghĩa của việc học và biết về lịch sửdân tộc. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, lịch sử hào hùng củadân tộc luôn ngời sáng với biết bao các tấm gương trong chiến đấu và sản xuất,thời chiến hay thời bình … Vì vậy việc tuyên truyền, phổ biến các nội dung củalịch sử dân tộc luôn là vấn đề được các cấp lãnh đạo và đông đảo nhân dân quantâm. Trong đó dạy học lịch sử trong trường học đóng vai trò không nhỏ trongviệc hình thành cho học sinh những kiến thức, hiểu biết cơ bản nhất về những sựkiện trọng đại của dân tộc, giúp các em có cái nhìn khách quan hơn, sâu rộnghơn, hình thành các kĩ năng và phẩm chất tốt đẹp. Khi xây dựng chương trình GDPT mới, đối với bộ môn Lịch sử, Bộ Giáodục và đào tạo nhấn mạnh trong đổi mới phương pháp, dạy và học lịch sử theođịnh hướng tiếp cận năng lực được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơbản của khoa học lịch sử. Giáo viên không đặt trọng tâm vào việc truyền đạtkiến thức lịch sử cho học sinh mà chú trọng việc hướng dẫn học sinh nhận diệnvà khai thác các nguồn sử liệu. Từ đó tái hiện quá khứ, nhận thức lịch sử, đưa rasuy luận, đánh giá về bối cảnh, nguồn gốc, sự phát triển của sự kiện, quá trìnhlịch sử để tìm kiếm sự thật lịch sử một cách khoa học, xây dựng và phát triểnnhững năng lực chuyên môn trong học tập và tìm hiểu Lịch sử. Tôi đã có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy lịch sử và nhận thấy, việc giáoviên tìm tòi, ứng dụng các kĩ thuật, đa dạng hóa các phương pháp dạy học gópmột phần không nhỏ vào thành công của một tiết học. Qua quá trình giảng dạythực tế, nhằm nâng cao hiệu quả và đa dạng cách thức dạy học trong bài dạy lịchsử, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Tích hợp âm nhạc trong giảng dạy lịch sửViệt Nam giai đoạn 1930-1954” trong chương trình Lịch sử lớp 9.2. Mục đích, đối tượng, phương pháp nghiên cứu2.1 Mục đích Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu thực trạng và tính cấp thiết phải nâng caohiệu quả hoạt động dạy học lịch sử. Từ việc nghiên cứu chuẩn kiến thức, kỹnăng của các bài học, thiết kế các hoạt động dạy học với các phương pháp, hình 2thức tổ chức phù hợp với đối tượng học sinh, kết hợp sử dụng âm nhạc trong dạyhọc nhằm tạo được hứng thú cho học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động vànăng lực cho người học.2.2 Đối tượng Đối tượng áp dụng của đề tài là học sinh khối 9 năm học 2022-2023 củatrường THCS Di Trạch. Số lượng: 3 lớp với 117 học sinh.2.3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu của đề tài, tôi tập trung vào một số phương phápnghiên cứu chủ yếu sau: + Phương pháp quan sát: quan sát những biểu hiện hành vi của học sinhtrong quá trình giảng dạy. + Phương pháp điều tra: Bằng phiếu hỏi và điều tra học sinh các lớp. + Phương pháp trò chuyện: Phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu. + Phương pháp sưu tầm: Sưu tầm các bài hát, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩacủa các bài hát.3. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về vai trò của âm nhạc trong dạy học, từ thựctiễn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học, tạohứng thú, niềm say mê học tập trong môn Lịch sử lớp 9. Thời gian nghiên cứu cụ thể từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023. 3 II. NỘI DUNG1. Cơ sở lý luận và thực tiễn1.1 Cơ sở lý luận Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (Khóa XI) đãnêu yêu cầu “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Trong đó việcđổi mới giáo dục phổ thông được xem là khâu đột phá. Nội dung trọng tâm củaviệc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông là sự phát triển năng lựcngười học, từ đó nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực trong chiến lược pháttriển đất nước”. Vì thế mục tiêu, yêu cầu của phương pháp giáo dục phổ thông là phải pháthuy được tính tích cực, chủ động của người học, phù hợp với đặc điểm của từnglớp học, môn học, bồi dương phương pháp tự học, ren luyện kĩ năng vận dụngvào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập chohọc sinh. Đây là định hướng cơ bản, thiết thực đối với mỗi giáo viên, cũng làyếu tố quyết định hiệu quả của một giờ dạy Lịch sử trong nhà trường.1.2 Cơ sở thực tiễn* Về phía giáo viên Khá nhiều giáo viên trong quá trình dạy học thường không ứng dụng tíchhợp liên môn vì nhiều lí do khác nhau. Cho nên trong quá trình dạy, dù rất cốgắng, nhiều giáo viên cũng không thể lôi keo sự tập trung của học sinh, hiệu quảgiờ học bị giảm sút. Nhiều giáo viên có tích hợp nhưng không hiệu quả, nội dung tích hợp rờirạc, nặng nề khiến học sinh khó tiếp cận nội dung và giờ học chưa đạt được hiệuquả tối đa. Nếu có tích hợp, nhiều giáo viên còn bối rối trong cách thức triểnkhai, chưa thực sự tạo hứng thú và hiệu quả tích cực để đạt được ác mục tiêu củagiờ học, môn học đề ra.* Về phía học sinh Trong một lớp học khả năng tiếp thu của mỗi em học sinh là khác nhaucho nên hứng thú của mỗi em trong mỗi giờ học cũng sẽ khác. Có học sinh yêuthích học tập, tìm hiểu về lịch sử, cảm thấy n ...

Tài liệu có liên quan: