Danh mục tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo chủ đề dãy số, cấp số cộng, cấp số nhân

Số trang: 35      Loại file: pdf      Dung lượng: 643.64 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài xây dựng trên hệ thống kiến thức, bài tập phù hợp, chặt chẽ, logic, khoa học, nhằm phát huy tối đa năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ở học sinh. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ở học sinh là yêu cầu cấp bách hàng đầu theo chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay; đòi hỏi giáo viên phải thực sự coi trọng, tâm huyết, đổi mới, sáng tạo. Đề tài đã minh họa, minh chứng về việc đổi mới phương pháp dạy và học nhằm đáp ứng tốt cho giáo dục phổ thông mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo chủ đề dãy số, cấp số cộng, cấp số nhân PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo từ lâu đã được xác định làmột trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục, theo chương trình giáo dục phổthông mới, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo là một trong 10 năng lực cốt lõicần phải bồi dưỡng và phát triển cho người học. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo là khái niệm mới, được đề cập trongchương trình giáo dục phổ thông mới, do vậy việc làm rõ khái niệm cũng nhưnghiên cứu khả năng dạy học môn Toán nhằm phát triển năng lực giải quyết vấnđề và sáng tạo là cần thiết. Năng lực giải quyết vấn đề là một trong những năng lực cơ bản cần đượcphát triển cho học sinh phổ thông hiện nay. Năng lực này bao gồm các năng lựcthành phần sau: Khả năng phát hiện và làm rõ vấn đề; đề xuất, lựa chọn giải pháp;thực hiện và đánh giá giải pháp; nhận ra, hình thành và khai thác ý tưởng mới khigiải quyết vấn đề; khả năng tư duy độc lập.Năng lực giải quyết vấn đề được hìnhthành và phát triển dựa trên các hoạt động phát hiện và giải quyết vấn đề khi họcsinh chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, trải nghiệm. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua dạy học theo chủđề “Dãy số - cấp số cộng - cấp số nhân” ở trường phổ thông hiện nay còn chưanhiều, khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các bài toán thực tiễn cuộc sốngchưa nhiều, hiệu quả chưa cao, việc tạo liên kết, tích hợp môn học giữa toán và cácmôn học khác chưa nhiều. Xây dựng hệ thống bài tập nhằm bổ trợ và phát triển kiến thức đã học giúphọc sinh học tập tích cực, lĩnh hội và tiếp thu kiến thức chủ động và sáng tạo. Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinhlà nhiệm vụ quan trọng trong dạy học nói chung và bộ môn Toán nói riêng. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng dạy học bộ môn Toán ở trường phổ thôngtừ đó đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạothông qua dạy học theo chủ đề dãy số - cấp số cộng - cấp số nhân. III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Học sinh lớp 11, lớp 12; Giáo viên giảng dạy môn Toán bậc THPT IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Khảo sát thực trạng, lập bảng biểu so sánh, đánh giá, trắc nghiệm kháchquan, ý kiến đóng góp của thầy cô, học sinh, sử dụng các tài liệu tham khảo. 1 PHẦN B . NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 1. Thuận lợi: Linh hoạt cho tất cả các đối tượng học sinh, loại bỏ sự bất bìnhđẳng trong quá trình học tập, học sinh chủ động và lĩnh hội kiến thức chủ động,biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. 2. Khó khăn: Đổi mới phương pháp ở nhà trường chưa mang lại hiệu quảcao, giáo viên còn ngại đổi mới phương pháp, số giáo viên thường xuyên chủđộng, sáng tạo, phát huy phương pháp dạy học tích cực chưa nhiều. II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI Do thói quen thụ động trong quá trình dạy và học. Sĩ số học sinh trong lớpcòn đông, cơ sở vật chất chưa đáp ứng cho phương pháp dạy học tích cực. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức, việc rèn luyện kỹ năng chưa quantâm nhiều. Hoạt động kiểm tra đánh giá mang tính tái hiện kiến thức, chú trọngđánh giá cuối kỳ chưa chú trọng đánh giá quá trình. Việc vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài toán thực tiễn cuộc sống chưanhiều. Phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực còn mang tính hình thức chưa cóhiệu quả. III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI Đề tài có tính ứng dụng cao, với cách xây dựng của đề tài có thể vận dụngcho các chủ đề khác của môn toán, kết hợp với môn học khác xây dựng chủ đề dạyhọc phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo ở học sinh khả thi. IV.CƠ SỞ KHOA HỌC 1) Năng lực, năng lực toán học Năng lưc: Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tốchất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợpcác kiến thức, kĩ năng và các thuốc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ýchí, … thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốntrong những điều kiện cụ thể. Năng lực toán học (Mathematical competence) là một loại hình năng lực đặcthù, gắn liền với môn học. Có nhiều quan niệm khác nhau về năng lực toán học,Hiệp hội Toán học Mỹ (NCTM) mô tả: Năng lực toán học là cách thức nắm bắt vàsử dụng nội dung kiến thức toán. 2) Khái niện năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quátrình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tìnhhuống vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường. ...

Tài liệu có liên quan: