Danh mục tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng phần Di truyền học Sinh học 12 – Ban cơ bản

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.16 MB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là đề xuất một số phương pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học sinh học THPT.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng phần Di truyền học Sinh học 12 – Ban cơ bản Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng phần Di truyền học - Sinh học 12 – Ban cơ bản. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Qua nhiều năm thực hiện chương trình sách giáo khoa cải cách cùng với sửdụng phương pháp dạy học tích cực áp dụng đại trà ở bậc THPT trên toàn quốc đãmang lại những thành công tốt đẹp. Ai cùng thừa nhận phương pháp dạy học tíchcực tốt với các học sinh có lực học khá, giỏi và khó thực hiện ở đối tượng học sinhtrung bình, yếu. Tuy nhiên trong tất cả các bước lên lớp, việc đổi mới rõ nhất thể hiện ở kiểmtra và dạy bài mới, bước củng cố bài học chưa thực sự được chú ý để đổi mới.Được dự nhiều giờ dạy của các đồng chí giáo viên cùng và khác bộ môn, tôi thấy ítđồng chí giành thời gian thích đáng cho việc củng cố bài, hơn nữa phương phápcủng cố bài còn đơn điệu nên không kích thích được tính chủ động, tích cực củahọc sinh. Giờ dạy nào mà người thầy có cách nhấn mạnh trọng tâm tốt, có cáchcủng cố bài hay thì học sinh hiểu và áp dụng được kiến thức dễ dàng ngay tại lớp. Từ thực tế đó tôi viết sáng kiến kinh nghiệm về Một số giải pháp nâng caohiệu quả bước củng cố bài giảng phần Di truyền học Sinh học 12 – Ban cơ bản. Phương pháp củng cố bài giảng giúp cho học sinh hiểu được kiến thức trọng tâmcủa bài, thiết lập mối liên quan về nội dung kiến thức giữa các phần, khắc sâuđược kiến thức ngay tại lớp và việc ôn lại bài ở nhà dễ dàng hơn vậy nên củng cốcũng là bước rất quan trọng của bài giảng. Những phương pháp tôi đưa ra trong đề tài này có thể chưa nhiều và chưahay, rất mong được sự bổ sung, góp ý của các bạn đồng nghiệp để mỗi giáo viênsinh học sẽ có nhiều hơn cách củng cố bài hấp dẫn làm cho giờ dạy trên lớp củachúng ta thực sự cuốn hút được học sinh. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề xuất một số phương pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng nhằmphát huy tính tích cực của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học sinh học THPT. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨUGV: Đinh Thị Hoa -1- Trường THPT Nho Quan B Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng phần Di truyền học - Sinh học 12 – Ban cơ bản. - Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về các phương pháp củng cố bài dạyphát huy được tính tích cực của học sinh trong dạy học Sinh học. - Phân tích thực trạng của việc dạy học sinh học nói chung và bước củng cốbài dạy nói riêng. - Thiết kế một số ví dụ về phương pháp củng cố ở một số bài dạy trongchương trình sinh học THPT. - Thiết kế một giáo án có sử dụng các phương pháp củng cố trên. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Phương pháp củng cố bài giảng trong môn Sinh học THPT. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Vận dụng trong chương I – Cơ chế di truyền và biến dị; Chương II – Tínhqui luật của hiện tượng di truyền; Chương III – Di truyền học quần thể chươngtrình Sinh học 12 – Ban cơ bản. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tổng hợp và phân tích cơ sở lí luận liên quan đến đề tài. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Thiết kế và sử dụng phiếu điều tra tìm hiểu về mức độ và hiêụ quả của việcsử dụng các biện pháp củng cố bài dạy. - Dự giờ và trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp; tham khảo các ý kiến, giáo áncủa đồng nghiệp. - Nghiên cứu và phân tích nội dung chương trình sinh học cấp THPT. 3. Phương pháp thực nghiệm - đối chứng. Tiến hành thực nghiệm - đối chứng để đánh giá tính hiệu quả và tính khả thicủa các phương pháp củng cố bài dạy mà đề tài đã đề xuất. Tiến hành dạy thực nghiệm và tổ chức kiểm tra – đánh giá trong một bài ởchương trình sinh học 12.GV: Đinh Thị Hoa -2- Trường THPT Nho Quan B Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng phần Di truyền học - Sinh học 12 – Ban cơ bản. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI So với các phương pháp dạy học truyền thống thì đặc trưng của phươngpháp dạy học tích cực là bồi dưỡng, phát huy năng lực sáng tạo của người học.Đây là yêu cầu cốt lõi của phương pháp để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cóchất lượng ngày càng cao của nền kinh tế tri thức theo cơ chế thị trường và xuhướng hội nhập, toàn cầu hóa. Không đạt được yêu cầu này thì coi như chưa thựchiện được phương pháp dạy học tích cực . Sau mỗi bài, mỗi chương, giáo viên phải làm cho học sinh phân tích, đánhgiá hiểu được vai trò, vị trí hợp lý của từng đơn vị kiến thức, từng phần của nộidung bài học hay từng bài trong một chương. Trên quan điểm đó để bước củng cốbài giảng đạt hiệu quả cao thì cần chú ý một số yêu cầu sau: - Phải thể hiện và làm nổi bật kiến thức trọng tâm của bài học, đồng thờiđảm bảo tính hệ thống, tính logic giữa các phần, các chương, các bài, các tiết học. - Đảm bảo tính cô đọng, súc tích trong hình thức diễn đạt. - Hình thức củng cố phải hấp dẫn, ít nhiều mang yếu tố bất ngờ, thu hút sựchú ý và lôi cuốn học sinh cả lớp cùng tham gia. - Nội dung củng cố, độ khó của kiến thức phải phù hợp với trình độ thực tếcủa học sinh. - Kết hợp trong hoạt động củng cố cần rèn luyện kĩ năng và giáo dục tưtưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Hoạt động củng cố bài học trên lớp là một bước không thể thiếu trong hệthống các hoạt động được giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện nhằm hoànchỉnh tiến trình dạy học trên lớp, giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức cơ bản, rènluyện kĩ năng tư duy, thực hành bộ môn. Đồng thời, qua hoạt động củng cố giúpgiáo viên đánh giá được mức độ hiểu bài của học sinh để giáo viên có biện phápsửa chữa, bổ sun ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: