Danh mục tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chủ đề Bước phát triển trong quá trình đấu tranh ngoại giao Việt Nam 1945-1973 và mối liên hệ với tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh ngoại giao trong dạy học lịch sử

Số trang: 88      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.95 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến đã sắp xếp, cấu trúc lại một số kiến thức quan trọng của Chương 3, Chương 4 phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 - 2000, trong đó chủ yếu đi vào vấn đề “hàng dọc”, theo chiều sâu của hai chương nhằm làm nổi bật bức tranh đấu tranh ngoại giao của Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 - 1973.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chủ đề Bước phát triển trong quá trình đấu tranh ngoại giao Việt Nam 1945-1973 và mối liên hệ với tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh ngoại giao trong dạy học lịch sử PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách nóichung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của một con người. Vì vậy, trongmọi thời đại, các chương trình giáo dục tuy có khác nhau về cấu trúc, phương phápvà nội dung giáo dục… nhưng đều hướng tới mục tiêu nhân cách. Qua các thời kỳvới các giai đoạn lịch sử khác nhau, yêu cầu về nhân cách nói chung và phẩm chất,năng lực nói riêng của con người với tư cách là thành viên trong xã hội cũng cónhững thay đổi phù hợp với đòi hỏi của thời đại. Theo xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nền giáo dục nước ta đangtrong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Giáo dục phổ thông nước tađang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục phổ thông hiện hành sangchương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018, từ giáo dục tiếp cận nội dung sanggiáo dục tiếp cận năng lực của người học, từ chỗ quan tâm tới việc HS học được gìđến chỗ quan tâm tới việc HS học được cái gì và làm được cái gì qua việc học. Đểcó được điều đó, trong những năm qua, toàn nghành đã thực hiện nhiều công việctrong đổi mới phương pháp dạy học và KTĐG theo định hướng PTPC, NL củangười học. Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta: Tiếp tục đổi mớiphương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huytính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học (chiếnlược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ). Thực hiện chủ trương trên, Sở GD&ĐT Nghệ An đã tổ chức nhiều lớp tậphuấn cho GV cốt cán các nhà trường nhằm đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy họcvà KTĐG theo định hướng PTPC, NL học sinh thông qua việc xây dựng và dạyhọc theo chủ đề. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dựgiờ đồng nghiệp tại trường và tham khảo trường bạn, tôi thấy việc triển khaiphương pháp dạy học theo hướng PTPC, NL học sinh chưa nhiều, chưa phổ biến.Nhìn chung các bộ môn mới chỉ tiến hành dạy học mỗi năm 2 chủ đề và 4 tiếtnghiên cứu bài học theo quy định. Mặt khác các chủ đề được xây dựng chủ yếu làtheo các chương/bài được xây dựng trong SGK, nội dung kiến thức còn dàn trảihàng ngang mà chưa đi sâu, xuyên suốt một giai đoạn lịch sử, một lĩnh vực nên vềcơ bản không có cái “mới”, cái “khác” trong chủ đề so với nội dung bài học, chưakích thích được sự tò mò, khả năng tổng hợp của người học. Nhận thức được tầmquan trọng đó, bản thân tôi nhận thấy nếu tổng hợp được kiến thức của từngchương/bài lại và đi sâu vào một lĩnh vực của các chương/bài, mổ xẻ nó theo chiềusâu thì HS sẽ hứng thú học hơn và phát triển được các PC, NL cần hình thành. Hiện nay, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí 1Minh” đang được toàn đảng, toàn dân đẩy mạnh. Bởi vì tư tưởng đạo đức Hồ ChíMinh là nền tảng của xã hội, là động lực vượt qua khó khăn, thử thách để phát triểnkinh tế đất nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Quán triệt sâu sắc Nghịquyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng về học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh, Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo việc ràsoát, biên soạn giáo trình, tài liệu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minhđể tổ chức triển khai trong các cơ sở GD&ĐT, tổ chức biên soạn Tài liệu hướngdẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh để dạy học chính thức trong chương trình đối với các môn học và hoạt độnggiáo dục ở cấp THPT trong đó có môn Lịch sử. Sau nhiều năm dạy học môn Lịch sử cấp THPT tôi nhận thấy việc giảng dạycác thành tựu đạt được của Đảng và nhà nước ta trong quá trình đấu tranh ngoạigiao từ năm 1945 đến năm 1973 và việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đấutranh ngoại giao trong dạy học Lịch sử còn thiếu tính khái quát, hệ thống và chưađược đánh giá đúng mức. Cần phải nâng lên thành một tầm cao mới, giá trị mới, đểtạo nên diện mạo mới của dân tộc và sự ảnh hưởng cũng như sức lan tỏa trên phạmvi toàn cầu. Vì vậy việc tổng hợp, khái quát xây dựng nội dung học tập thành mộtchủ đề cho HS biết những giá trị đó là điều hết sức cần thiết. Việc xây dựng nộidung dạy học mới này góp phần đổi mới giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT của Bộ GD&ĐT, theo tinh thầnChương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018, là GV chủ động trong việc xâydựng nội dung chương trình giáo dục mới, “một chương trình, nhiều bộ SGK”,góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao PC, NL cho HS. Với những lí do trên, tôi chọn đề tài: Xây dựng chủ đề “ ...

Tài liệu có liên quan: