Danh mục tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao năng lực cho học sinh lớp 5

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 278.17 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Điểm mới của đề tài chính là không hình thành cả năng lực lẫn phẩm chất hoặc không hình thành năng lực chuyên biệt theo từng môn học như một số tài liệu tôi đã tham khảo mà chỉ hình thành năng lực cốt lõi, theo Thông tư 22/2016/TTBGDĐT đó là: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao năng lực cho học sinh lớp 5 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 5 Lệ Thuỷ, tháng 4 năm 2020 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 5 Họ và tên: Lê Thị Mĩ Lệ Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Thuỷ Lệ Thuỷ, tháng 4 năm 2020 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn sáng kiến: “ Chúng ta không thể dạy bảo cho ai bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể giúphọ phát hiện ra những gì còn tiềm ẩn trong họ.” (Galileo) Đó cũng chính là điểmkhác của giáo dục hiện nay so với giáo dục truyền thống. Đặc biệt, trong chươngtrình giáo dục phổ thông mới, việc chú trọng phát triển năng lực cho học sinh đượcđặt lên hàng đầu. Bước sang thế kỉ 21, do tốc độ phát triển của xã hội hết sứcnhanh chóng với những biến đổi liên tục và sự tăng khối lượng tri thức một cáchnhanh chóng, đặc biệt trong các lĩnh vực thông tin truyền thông, công nghệ vậtliệu, điện tử tự động hóa, phương pháp tiếp cận nội dung dần trở nên lạc hậu. Đểchuẩn bị cho thế hệ trẻ đối mặt và đứng vững trước những thách thức của đời sống,vai trò của giáo dục ngày càng trở nên quan trọng. Ngoài việc trang bị kến thức,giáo viên cần phải đào tạo một thể hế hệ trẻ có đủ năng lực và phẩm chất cơ bản.Trong đó, việc hình thành và nâng cao năng lực cho học sinh là điều hết sức cầnthiết. Chúng ta đều thừa nhận rằng, mỗi học sinh là một cá thể độc lập với sự khácbiệt về năng lực, trình độ, sở thích, nhu cầu và nền tảng xuất thân. Dạy học phát triểnnăng lực thừa nhận thực tế này và tìm ra được những cách tiếp cận phù hợp với mỗihọc sinh. Điều này cũng giúp học sinh thích ứng với những thay đổi của cuộc sốngtrong tương lai. Giáo dục năng lực cho học sinh cho phép đẩy nhanh tốc độ hoànthành chương trình học, tiết kiệm thời gian và công sức của việc học tập. Đặc điểmquan trọng nhất của việc hình thành năng lực là đo được “năng lực” của học sinh.Năng lực của người học có thể chia thành hai loại chính: Đó là những năng lựcchung và năng lực cụ thể, chuyên biệt. Tuy nhiên, điều tôi muốn nhấn mạnh ở đâychính là giáo dục học sinh nhằm phát trển các năng lực chung-năng lực cốt lõi, baogồm: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề ( theo Thông tư22/2016/TT-BGDĐT). Gia đình và nhà trường là hai môi trường học sinh Tiểu học được tiếp xúcnhiều nhất, thường xuyên nhất trong cuộc sống của mình và đó cũng là những môitrường ảnh hưởng nhiều nhất đến việc hình thành năng lực cho các em. Trong đó,giáo dục trong nhà trường có vai trò quan trọng. Để đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam cóthể “ vươn mình” ra thế giới đòi hỏi những người đang “gieo mầm tri thức” nhưchúng ta cần phải tìm hiểu, sáng tạo, linh hoạt trong phương pháp cũng như cáchthức tổ chức để giúp các em tự mình lĩnh hội tri thức. Là một giáo viên đang trựctiếp giảng dạy học sinh lớp 5, qua thực tế tình hình học sinh lớp tôi chủ nhiệm, bốmẹ đa số đầu tắt mặt tối với đồng áng, ít có thời gian theo sát con cái của mình. Vìvậy, tôi muốn đi sâu tìm hiểu và thực hiện những biện pháp giáo dục năng lực chohọc sinh, giúp các em phát triển toàn diện trở thành những công dân có ích cho đấtnước. Đồng thời, bản thân tôi cũng có được những kinh nghiệm cho năng lựcchuyên môn nghiệp vụ của mình để ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục. Quahơn một học kì thử nghiệm có hiệu quả, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến “ Một sốbiện pháp nâng cao năng lực cho học sinh lớp 5.” II. Điểm mới của sáng kiến: Điểm mới của đề tài chính là không hình thành cả năng lực lẫn phẩm chấthoặc không hình thành năng lực chuyên biệt theo từng môn học như một số tài liệutôi đã tham khảo mà chỉ hình thành năng lực cốt lõi, theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT đó là: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề. III. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao năng lực cho học sinh lớp 5.” đượcáp dụng đối với học sinh lớp 5 trong trường Tiểu học. B. PHẦN NỘI DUNG I. Thực trạng của việc giáo dục năng lực cho học sinh 1. Thuận lợi: Địa phương và các cấp giáo dục luôn quan tâm chỉ đạo việc nâng cao nhậnthức về tầm quan trọng của việc giáo dục năng lực cho học sinh. Nhà trường vàphụ trách chuyên môn luôn chú trọng, nhấn mạnh việc hình thành và phát triểnnăng lực cho học sinh thông qua các buổi họp, các buổi sinh hoạt chuyên môn cấptổ, cấp trường và cấp cụm. Nhà trường áp dụng dạy học theo mô hình VNEN nên đây là một trongnhững thuận lợi để giáo viên phát huy hết khả năng của mình trong việc nâng caonăng lực cho học sinh. Bởi các hình thức tổ chức của mô hình VNEN có tác dụngcao trong việc hình thành năng lực cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cũng như các giáo viên bộ môn trẻ, nhiệt tình, luôn nỗlực học hỏi để tìm kiếm, sáng tạo các biện pháp nhằm phát triển năng lực toàn diệncho học sinh. Đời sống kinh tế của người dân ngày một được cải thiện, do đó đã có nhiềugia đình đã có ý thức chăm lo đến việc học tập và giáo dục con em mình. 2.Khó khăn: Nhiều phụ huynh học sinh chỉ quan tâm đến việc học kiến thức mà khôngquan tâm đến việc hình thành và phát triển các năng lực cũng như phẩm chất củacon em mình. Một số bộ phận phụ huynh học sinh cho rằng: Việc giáo dục con emchủ yếu là ở nhà trường chứ phụ huynh không cần thiết phải quan tâm. Trong lúcđó, việc tham gia vào hoạt động giáo dục đặc biệt là giáo dục hình thành và pháttriển 3 năng lực, 4 phẩm chất (theo TT22) là việc làm thường xuyên mà ngườitham gia trực tiếp không ai khác chính là bản thân học s ...

Tài liệu có liên quan: