Danh mục tài liệu

Sầu Trên Đỉnh Puvan

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 167.52 KB      Lượt xem: 32      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Năm 1887, Colègan, một tu sĩ người Pháp, đã đặt những bước chân đầu tiên thám hiểm đỉnh Puvan. Và lần đầu tiên trong đời, người đầu tiên trong lịch sử vùng đất, ông đã nhìn thấy cây sầu (Oghdgerygwbbvchfh gfdutvyt) nở hoa. Trong những đoạn ghi chép rời rạc, run rẩy, ông viết: “Những đóa hoa sầu đẹp đến nỗi đáng đánh đổi cả cuộc đời người để được trông thấy chúng dù chỉ một lần”. Và ông ta đã chết ngay sau đó, chết lặng lẽ trên dãy núi Puvan bí ẩn. Những mẩu xương vụn bị thú...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sầu Trên Đỉnh PuvanSầu Trên Đỉnh PuvanNăm 1887, Colègan, một tu sĩ người Pháp, đã đặt những bước chân đầu tiên thámhiểm đỉnh Puvan. Và lần đầu tiên trong đời, người đầu tiên trong lịch sử vùng đất,ông đã nhìn thấy cây sầu (Oghdgerygwbbvchfh gfdutvyt) nở hoa. Trong nhữngđoạn ghi chép rời rạc, run rẩy, ông viết: “Những đóa hoa sầu đẹp đến nỗi đángđánh đổi cả cuộc đời người để được trông thấy chúng dù chỉ một lần”. Và ông ta đã chết ngay sau đó, chết lặng lẽ trên dãy núi Puvan bí ẩn. Những mẩuxương vụn bị thú rừng tha về hang làm đồ chơi cho bầy thú con, chỉ ít dòng ghi lạigói trong chiếc thùng sắt mãi về sau này lưu lạc trong nhân gian. Nhiều người đãđọc, họ tò mò lên núi mà không biết rằng sầu chỉ trổ bông dưới cơn mưa đầu tiênsau mười ba tháng hạn liên tiếp, không một giọt nước trời nào rớt lên đỉnh núi xaxăm. Vài người biết được điều đó, họ đã thấy bông sầu nở nhưng họ không sốngsót để trở về. Đó là tất cả thông tin mà Vĩnh có khi bắt đầu cuộc hành trình lên đỉnh Puvan.Củi, thằng bé chăn dê dưới chân núi mà Vĩnh thuê dẫn đường, thì hằn học: “Đồ quỉ- cây đó xài không được, dê còn chê, hổng biết mọc làm chi mà vô duyên vô dùng,tui đái vô mấy gốc cây đó hoài cho đỡ tức. Má tui nói cây sầu sống bằng xương dê,xương trâu bò, năm nào bầy dê nhà tui chết nhiều sầu mới trổ bông…”. Coi nhưthằng Củi biết nhiều. Còn Dịu thì chẳng có tí thông tin gì, chỉ biết Vĩnh tới đó thìcô cũng tới đó, nếu có cáp treo thì tốt, không có cũng chẳng sao, Vĩnh leo núi cô sẽleo núi cùng anh. Chỉ mong sau chuyến đi này cô được khoản tiền kha khá gửi vềquê. Nơi đó có đứa con nhỏ của cô đang sống với má. Mười tám tuổi cô lấy chồng,chín tháng sau ly dị, bữa ra tòa hai đứa còn nắm tay cười ngỏn ngoẻn suốt dọcđường, bà con nhằn: chưa thấy cặp nào bỏ nhau vui vẻ như tụi bây. Họ không biếthai đứa đã ngoéo tay hứa với nhau rồi, đây là ly dị giả đò thôi, chỉ để làm thủ tụccho Dịu đi lao động ở Đài Loan, thương nhau rồi có ly dị một chục lần cũng sẽ nốilại tình xưa, dễ ẹt. Lúc Dịu về sẽ cưới thêm lần nữa, không chừng còn rình ranghơn lần đầu. Lúc Dịu về, cô lặng lẽ cất cái chòi nhỏ ở góc vườn nhà má ruột, bẻ xoài sốngnhai rau ráu mà nước mắt ràn rụa, cô có con với một ông chủ Đài Loan vô lại và bàchủ còn vô lại hơn khi đẩy cô tay trắng ra đường. Chồng cô xách mác vót qua nhà,chém vào gốc cột: “Sao kỳ vậy, em hứa với tui là mình chỉ giả đò ly dị thôi mà, saokỳ vậy, kỳ quá?”. Dịu nuốt nước mắt, nắn cái mặt câng lên, trâng tráo: “Hồi đókhác, bây giờ khác”. Và cái khác biệt gây đau đớn nhất là cái bụng binh rỉnh sau làn áo. Ọc ạch đilàm cỏ rẫy kiếm ít tiền sinh con, Dịu hay bắt gặp chồng (đã cũ) của mình mon menbên kia sông, ngó theo. Tóc anh ta dài ra, người ốm o còm cõi, chắc là nhiều đêmkhông ngủ được. Một bữa mở cửa ra thấy anh ta say rượu nằm trước nhà. Cũngbữa đó Dịu sinh, cô cắn môi bước qua giấc ngủ của chồng, một mình đến trạm y tế.Tối sau, anh ta lọ mọ tới thăm, lúc đầu chỉ đứng đằng xa ngó day diết, một hồi mớilại gần, nói như hụt hơi: “Chắc là thằng nhỏ này biết kêu ba bằng tiếng Việt - ngóthấy Dịu sắp phản ứng, anh ta nói luôn - tui thương nó như con tui, thiệt mà…”. Vì câu nói đó Dịu gửi con lại cho má, bỏ lên Sài Gòn kiếm sống. Sự bao dungđôi khi gây đau như mũi dao. Và Dịu trở thành gái bao, tự xem đó là một nghềsống được, cô cười cợt câu cửa miệng mà tụi bạn nghề hay thở than: “dòng đời đưađẩy”. Vĩnh gặp Dịu vào một hôm nào đó mà cả hai đều không nhớ rõ, chỉ biết cáicách cô nhai nước đá lóc cóc giữa bữa tiệc sang trọng làm Vĩnh buồn cười. VàVĩnh để cô lại bên mình rất lâu, chỉ vì cô luôn nấn ná chờ hết chương trình chiếuphim mới chịu trút áo xống trước mặt anh, đôi nam nữ trong bộ phim Hàn đã đếnđược với nhau, cô vui, nhưng khi họ gặp trắc trở, nước mắt cô tràm trụa, cô cònbuột miệng chửi thề mỗi khi vai ác bắt đầu bày ra âm mưu thâm độc nào đó: “Mánó, ngon ha, ngon thì chui ra đây, tao bẻ lọi cổ…”. Vĩnh để cô ở lại lâu vì lúc gầnsáng cô nhớ con, nhớ chồng thường dịch ra mép giường chênh vênh và khóc. Vĩnh thì chẳng có nỗi nhớ nào sâu sắc đến nỗi phải thức giấc vào giờ đó. Mộtthằng bé gào khóc ngơ ngác trước căn nhà sập bẹp, cháy rùng rùng sau trận bom,đó là hình ảnh đáng nhớ nhất, đau buồn nhất cũng bị đè lấp bởi những ký ức mờnhạt, trống rỗng, mù mù những khuôn mặt người, những cuộc chơi cũng na nágiống nhau cũng rượu và những cô gái đẹp. Ngoái nhìn quá khứ nghĩa là tương lai,hiện tại không có gì để làm, anh thì quá bận rộn, anh phải kiếm tiền và dùng tiềnđó đi đến những nơi đẹp nhất, sở hữu những thứ đẹp nhất. Nếu giật mình nghetiếng khóc của cô gái gọi vào những khuya xa, anh chỉ nằm im, nghĩ: sắp sáng rồi,bữa nay làm gì, đi đâu ta? Và khát vọng được xem sầu nở trên đỉnh Puvan luôn luôn chập chờn trong tâmtưởng. Vĩnh chờ cơ hội đó đã mười lăm năm, và trong mười lăm năm đó anh đã đigần như khắp các châu lục, khám phá những ngọn núi, dòng sông, những vùng đấtđ ...