Danh mục tài liệu

Siêu âm tim gắng sức (thảm chạy, thuốc)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 410.54 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu "Siêu âm tim gắng sức (thảm chạy, thuốc)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, theo dõi, tai biến và xử trí các biến chứng sau siêu âm tim gắng sức. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Siêu âm tim gắng sức (thảm chạy, thuốc) SIÊU ÂM TIM GẮNG SỨC (THẢM CHẠY, THUỐC)I. ĐẠI CƯƠNG Siêu âm (SA) tim stress là một thăm dò không chảy máu dùng để khảo sát vậnđộng thành thất trong các thời kỳ nghỉ và khi gây stress đối với cơ tim (gắng sức, truyềndobutamin, dypiridamole, kích thích nhịp nhĩ nhanh,...), qua đó đánh giá chức năng tướimáu của động mạch vành hoặc đánh giá sức co của cơ thất trái. Từ giữa những năm 80,siêu âm gắng sức được phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của kỹ thuật siêu âm,đặc biệt là kỹ thuật ghi hình số hoá. Với khả năng ghi nhận, lưu trữ và sắp đặt các hìnhảnh bên cạnh nhau theo ý muốn, kỹ thuật này cho phép chúng ta so sánh trực tiếp đượchoạt động co bóp cơ tim trong các pha nghỉ và stress. Thêm vào đó, với kỹ thuật hài hoàbậc hai (second harmonic), nội mạc của thành tim được nhìn thấy rõ nét hơn, điều nàygiúp cho sự đánh giá vận động thành thất được dễ dàng hơn.II. CHỈ ĐỊNH Bao gồm các chỉ định chung cho siêu âm tim stress: SÂ tim gắng sức bằng thảmchạy hoặc xe đạp lực kế, SÂ dobutamin. Nhưng SÂ dobutamin được đặc biệt chỉ địnhkhi người bệnh không có khả năng đạp xe hoặc chạy trên thảm do có bệnh lý về hô hấp,mạch máu ngoại vi, hệ cơ xương khớp hoặc thần kinh.  Bệnh mạch vành:  Đau thắt ngực (ĐTN): chẩn đoán xác định, đánh giá mức độ.  Thiếu máu cơ tim thầm lặng: kiểm tra cho những người có yếu tố nguy cơbệnh mạch vành cao và do yêu cầu nghề nghiệp (lái máy bay...), tập thể thao, trước mộtca phẫu thuật lớn nào đó...  Sau nhồi máu cơ tim (NMCT) ( > 7 ngày), nhằm xác định: tình trạng cơ tim(sẹo nhồi máu, đờ cơ tim..., thiếu máu cơ tim, nguy cơ tái phát,...  Theo dõi người bệnh:  Sau nong hoặc làm cầu nối động mạch (ĐM) vành  Hiệu quả điều trị nội khoa  Khả năng tái thích nghi, lao động.  Bệnh cơ tim: đánh giá chức năng thất trái.  Bệnh van tim:  Mức độ bệnh  Chức năng cơ tim.210 HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT NỘI KHOA, CHUYÊN NGÀNH TIM MẠCHIII. CHỐNG CHỈ ĐỊNH  NMCT < 7 ngày  ĐTN trong 24 giờ qua  ĐTN thể không ổn định  Hẹp thân chính ĐM vành trái  Viêm cơ tim và viêm màng tim cấp  Loạn nhịp nhanh: nhĩ và thất  Ngoại tâm thu (NTT) thất nhiều ổ hoặc chùm  Bloc nhĩ thất cấp II và III  Nhịp chậm < 45/phút khi nghỉ  Suy tim NYHA 4  Hẹp chủ (có tiền sử xỉu, ngất)  Bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn  Tăng huyết áp (THA) nặng khi nghỉ: huyết áp tâm thu (HAtt) > 200 và huyếtáp tâm trương (HAttr) > 110 mmHg  Người bệnh mang máy tạo nhịp  Người bệnh có bệnh thực thể nặng: nhiễm khuẩn, thiếu máu...  Ngộ độc thuốc: digitalis...IV. CHUẨN BỊ1. Người thực hiện  01 bác sĩ chuyên khoa siêu âm tim  01 điều dưỡng.2. Phương tiện2.1. Máy  Máy siêu âm có chương trình vi tính chuyên dụng cho siêu âm stress và ghihình trên đĩa quang từ - MOD (hoặc đĩa CD, DVD).  Máy ghi điện tâm đồ 6 chuyển đạo  Các thiết bị cấp cứu tim-phổi, oxy.2.2. Thuốc  DobutaminHƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT NỘI KHOA, CHUYÊN NGÀNH TIM MẠCH 211  Atropin  Dịch đẳng trương  Nitroglycerine spray  Chẹn beta tiêm tĩnh mạch: esmolol/metoprolol/propranolol  Chẹn calci tiêm tĩnh mạch: diltiazem, verapamil.3. Người bệnh  Ngừng thuốc:  Chẹn beta: ngừng 24 giờ trước thủ thuật nếu lâm sàng cho phép.  Người bệnh đái tháo đường: không dùng insulin bình thường mà chỉ dùnginsulin chậm và giảm 1/2 liều. Người bệnh không phụ thuộc insulin vẫn được uốngthuốc hạ đường huyết.  Không ăn trong 2 giờ trước thủ thuật.  Giải thích và người bệnh kí cam đoan đồng ý thủ thuật.4. Hồ sơ bệnh án Bác sĩ siêu âm tim cần nắm rõ về chỉ định cụ thể cho người bệnh, về lâm sàng,điện tim đồ, X quang tim phổi,… để có định hướng rõ về phương pháp làm siêu âmstress, kết quả mong đợi,…V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH  Đo huyết áp (HA), ghi điện tâm đồ (ĐTĐ) 12 chuyển đạo  Xác định liều dobutamin, tần số tim cần đạt (tần số đích).  Làm siêu âm khi nghỉ theo quy trình: 4 thiết đồ cơ bản (xem phần VIII: đánhgiá kết quả):  Cạnh ức trái trục dài + Mỏm tim 4 buồng  Cạnh ức trục ngắn + Mỏm tim 2 buồng  Đặt đường truyền tĩnh mạch (bơm tiêm điện với dobutamin) qua kim luồn.  Bắt đầu truyền dobutamin với liều:  10 g/kg/phút nếu siêu âm khi nghỉ là bình thường.  5 g/kg/phút nếu siêu âm khi nghỉ bất thường.  Theo dõi người bệnh liên tục: đau ngực và các triệu chứng khác,...  Cứ 3 phút lại tăng liều truyền lên 1 mức, lần lượt: 10, 20, 30 và 40 g/kg/phút  Ở đầu phút thứ 3 của mỗi mức liều, nhóm thủ thuật tiến hành:212 HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT NỘI KHOA, CHUYÊN NGÀNH TIM MẠCH  Bác sĩ siêu âm ghi hình ảnh siêu âm theo quy trình: 4 thiết đồ.  Trợ lý và điều dưỡng đo huyết áp, ĐTĐ 12 chuyển đạo.  Nếu sau liều 40 g/kg/phút mà chưa đạt được tần số tim đích thì:  Tăng lên liều 50 g/kg/phút khi tần số tim còn cách tần số đích 10-20 ck/phút.  Tiêm tĩnh mạch 0,25-0,5 mg atropin (nếu không có chống chỉ định) khi tần sốtim còn cách tần số đích > 20 ck/ phút.  Hoặc cho người bệnh dùng 2 tay bóp 2 quả bóng nhỏ (gây cường giao cảm, tăngnhịp tim).  Khi đạt được tần số đích thì ghi siêu âm, ĐTĐ, HA và ngừng truyền dopamin.  Ở giai đoạn bình phục, phải đo HA và ghi ĐTĐ 12 chuyển đạo 2 phút/lần.  Tiếp tục ghi hình ảnh siêu âm theo qui trình 3 phút/lần cho đến khi nhịp timcủa bn. gần trở về gần tới mức khi nghỉ (cao hơn khoảng < 20 lần phút) và khi nhữngthay đổi trên ĐTĐ và siêu âm chưa trở lại như khi nghỉ.  Đánh giá các hình ảnh siêu âm và kết luận về những rối loạn vận động thành tim.VI. THEO DÕI Cần theo dõi người bệnh suố ...