Danh mục tài liệu

SINH HỌC TẾ BÀO VÀ HÓA SINH

Số trang: 52      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.14 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phân biệt TB vi khuẩn, động vật và thực vật: Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của mọi cơ thể sinh vật. Trong thực tế không tồn tại một dạng tế bào chung nhất cho tất cả các cơ thể sinh vật mà tế bào phân hóa ở nhiều dạng khác nhau trong quá trình tiến hóa của sinh vật. Ngày nay nhờ kỹ thuật kính hiển vi điện tử, người ta đã xác lập được 2 dạng tổ chức tế bào: -Dạng có nhân nguyên thủy, có tổ chức còn nguyên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SINH HỌC TẾ BÀO VÀ HÓA SINH SINH HỌC B- Giảng viên: GVC. ThSĩ Nguyễn Thị Sáu : Công nghệ Thực phẩm Khoa - TP.HCM, Tháng 3 năm 2010PHẦN A: SINH HỌC TẾ BÀO VÀ HÓA SINHII. TẾ BÀO, A.NUCLEIC, SINH TỔNG HỢP PROTEIN:1. TẾ BÀO – Phân biệt TB vi khuẩn, động vật và thực vật: Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của mọi cơ thể sinh vật. Trong thực tế không tồn tại một dạng tế bào chung nhất cho tất cả các cơ thể sinh vật mà tế bào phân hóa ở nhiều dạng khác nhau trong quá trình tiến hóa của sinh vật. Ngày nay nhờ kỹ thuật kính hiển vi điện tử, người ta đã xác lập được 2 dạng tổ chức tế bào: -Dạng có nhân nguyên thủy, có tổ chức còn nguyên thủy, chưa có màng nhân (procaryota). - Dạng tế bào có nhân chính thức (Eukaryota).Hình 3.4. Cấu trúc tế bào động vật điển hìnhHình 3.5. Cấu trúc tế bào thực vật điển hình Hình 3.5. Cấu trúc tế bào thực vật điển hìnhHình dạng, kích thước, chức năng, cấu tạo, thành phần hóa học của tế bào. Tế bào vừa là đơn vị cấu tạo, vừa là đơn vị chức năng của cơ thể.a. Hình dạng: Thay đổi theo vị trí và chức năng như hình tròn (tế bào máu), hình trụ (như biều mô dạ dày và ruột), hình vuông (như tế bào hợp thành túi tuyến giáp trạng), hình tháp hay hình sao (như tế bào thần kinh).b. Kích thước: Rất nhỏ, có thể thay đổi từ 5 - 200 µm (1/1.000mm). Trong cơ thể người nơron tiểu não là loại tế bào nhỏ nhất; và noãn (tế bào trứng chín) là loại tế bào lớn nhất.Hình dạng tế bào 2. Các bào quan:Tế bào được một màng bao bọc gọi là màng tế bào, bên trong màng là chất nguyên sinh (protoplasm), gồm tế bào chất (cytoplasm), nhân và các bào quan (organelle) khác. Cấu trúc tế bào của cơ thể động vật và thực vật có khác nhau.2.1. Mạng nội chất (ER): mạng nội chất nối liền với màng ngoài của nhân ở một số vị trí. Mạng nội chất giống như một hệ thống ống và túi, tròn hay dẹp, thông thương với nhau và có màng bao quanh (cisternae). Khoảng giữa hai màng của túi, ống được gọi là khoang (lumen). Ở hầu hết tế bào, mặt ngoài của mạng nội chất có các thể ribô gắn vào, được gọi là mạng nội chất hạt (RER), nơi không có các thể ribô được gọi là mạng nội chất trơn (SER)Mạng nội chất (ER): 2.1. Mạng nội chất (tt)Chức năng: Tạo ra một hệ thống thông tin giữa nhân là trung tâm điều khiển và phần còn lại của tế bào. Hầu hết protein liên kết với màng hay được vận chuyển bởi mạng nội chất được tổng hợp bởi thể ribô của mạng nội chất hạt. Protein tổng hợp từ các thể ribô tự do trong tế bào chất sẽ thực hiện chức năng trong dịch tế bào chất. Là nơi chứa các protein và các protein này có cả hai chức năng, vừa là thành phần cấu trúc vừa là enzim xúc tác các phản ứng hóa học. 2.2. Hệ Golgi Cấu tạo: Hệ golgi gồm một hệ thống túi dẹp có màng bao và xếp gần như song song nhau. Mặt phía gần nhân được gọi là mặt cis, phía đối diện là mặt trans. Các túi chuyên chở chứa bên trong lipid và protein mới được tổng hợp, được tách ra từ màng của mạng nội chất hòa vào các túi dẹp của hệ Golgi ở mặt cis. Vai trò: là tồn trữ, biến đổi (cô đặc lại) và bọc các sản phẩm tiết lại. Mặc dù sự tổng hợp protein không xảy ra ở hệ Golgi, nhưng những đường đa được tổng hợp tại đây từ các đường đơn sẽ được gắn vào lipid hay protein để tạo ra glycolipid hay glycoprotein. Các túi được tách ra từ hệ Golgi có vai trò quan trọng làm tăng bề mặt của màng tế bào. Khi túi được chuyển đến bề mặt của màng sinh chất, chúng sẽ được gắn vào màng này, sau đó vỡ ra và phóng thích chất ra bên ngoài tế bào trong quá trình ngoại xuất bào, một phần hay tất cả màng của túi được hòa vào màng sinh chất hay trở về hệ Golgi.Hệ Golgi2.3 Tiêu thể (lysosome) Là những túi dự trữ các enzim tiêu hóa có khả năng thủy phân các đại phân tử trong tế bào. Tiêu thể là một thể có màng bao bọc, là màng không thấm. Nếu màng của tiêu thể bị vỡ ra, các enzim được phóng thích vào trong tế bào chất và lập tức các đại phân tử trong tế bào sẽ bị phân giải vì vậy tiêu thể hoạt động như một hệ thống tiêu hóa của tế bào, có khả năng tiêu hóa các vật liệu có kích thước lớn được mang vào tế bào do sự nội nhập bào. Enzim tiêu hóa được tổng hợp ở vùng hạt của mạng nội chất, được bọc lại ở vùng trơn trong các túi chuyên chở và được chuyển đến hệ Golgi.Sự tiêu hoá nội bào có sự tham gia của tiêu thể2.4 Không bào Được tìm thấy cả ở tế bào thực vật và động vật, đặc biệt rất phát triển ở tế bào thực vật. Có một màng bao quanh, bên trong chứa một dịch lỏng, với nhiều loại không bào khác nhau về chức năng. Ở một số động vật nguyên sinh, có không bào đặc biệt gọi là không bào co bóp (contractile vacuole) giữ vai trò quan trọng trong sự thải nước ra khỏi tế bào hay các không bào tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, ở vi khuẩn và vi khuẩn lam có không bào khí chứa khí giúp tế bào nổi lên mặt nước và điểm đặc biệt là màng bao của không bào khí được cấu tạo bằng protein. Màng không bào có tính thấm đặc biệt và có thể điều khiển sự di chuyển vật chất qua màng này. Không bào tích nước bằng sự thẩm thấu, trương lên và đẩy tế bào chất ra sát vách tế bào, áp lực này tạo cho tế bào một sức trương nhất định. Vách tế bào đủ cứng rắn để giữ cho tế bào không bị vỡ ra. Sức trương của tế bào rất quan trọng, nó giúp cho các cơ quan của cây như lá, thân non đứng vững được. Khi sức trương này không còn nữa, cây sẽ héo. Nhiều chất quan trọng cho đời sống của thực vật được chứa trong không bào: các hợp chất hữu cơ như đường, các acid hữu cơ, acid amin, một vài protein, sắc tố antocianin cho màu tím, xanh và đỏ đậm thường thấy trong cánh hoa, trái ...