Danh mục tài liệu

SKKN: Một số kinh nghiệm trong chỉ đạo dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3 dạng bài “Kể hay nói, viết về một chủ đề” góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 268.72 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo viên chưa biết cách khai thác dẫn dắt học sinh tìm tòi kiến thức nhất là với dạng bài “Kể hay nói, viết về một chủ đề” lại càng lúng túng hơn. Bên cạnh đó, các em học sinh lớp 3 vốn sống còn ít, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất sơ sài, chưa định rõ trong giao tiếp. Để khắc phục vấn đề này mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một số kinh nghiệm trong chỉ đạo dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3 dạng bài “Kể hay nói, viết về một chủ đề” góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Một số kinh nghiệm trong chỉ đạo dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3 dạng bài “Kể hay nói, viết về một chủ đề” góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CHỈĐẠO DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP LÀMVĂN LỚP 3 DẠNG BÀI “KỂ HAY NÓI, VIẾT VỀ MỘT CHỦ ĐỀ” GÓP PHẦNNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT PHầN Mở ĐầU 1. Lý do chọn vấn đề: Trong chương trình Tiểu học hiện nay, mục tiêu chính của môn TiếngViệt là hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. ởlớp 3, phân môn Tập làm văn rèn cả bốn kỹ năng đó, nó góp phần bổ sung kiếnthức, rèn luyện tư duy, giúp học sinh có năng lực sử dụng Tiếng Việt để họctập, giao tiếp, trau dồi những ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trongcông việc, bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh, tốt đẹp và hình thành nhâncách cho các em. Tuy nhiên, Tập làm văn là phân môn khó dạy nhất trong chương trìnhTiếng Việt Tiểu học. Nó là phân môn mang tính sáng tạo vì một bài tập làmvăn thể hiện sự suy nghĩ, tư duy của cá nhân, là tác phẩm không trùng lặp củamỗi học sinh. Phân môn này đòi hỏi người thầy, người trò phải thật sự say mênghiên cứu, tìm hiểu, tiếp thu bằng cả trí óc lẫn tâm hồn thì mới có thể dạy vàhọc tốt được. Một bài tập làm văn là kết quả của sự tổng hợp kiến thức về líthuyết Tập làm văn, kiến thức đã học trong phân môn Tập đọc, Luyện từ vàcâu, kiến thức về đời sống xã hội, đồng thời phải có kĩ năng diễn đạt. NgườiGV cần vận dụng linh hoạt, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, quan tâmđến việc lấy HS làm trung tâm trong quá trình dạy học. GV phải quan tâm,giúp HS làm ra sản phẩm (kết quả học tập của HS) chứ không phải quan tâmđến sản phẩm (đáp án), nghĩa là GV phải gợi mở hướng dẫn để HS làm đượcbài tập.Với học sinh, làm được một bài Tập làm văn hay, các em cần phải huyđộng các kiến thức về Tập đọc, Luyện từ và câu, các hiểu biết về môi trườngxung quanh cuộc sống … Nói chung môn Tập làm văn đòi hỏi học sinh phảivận dụng những kiến thức tổng hợp từ các phân môn khác của môn Tiếng Việt.Bởi vậy, Tập làm văn mang tính thực hành, toàn diện, tổng hợp. Qua thực tế chỉ đạo hoạt động dạy và học của bản thân, qua dự giờ giáoviên, đặc biệt là khi dự giờ tiết Tập làm văn lớp 3 trong nhà trường, bản thântôi thấy có nhiều chỗ băn khoăn, trăn trở: Giáo viên chưa biết cách khai thácdẫn dắt học sinh tìm tòi kiến thức nhất là với dạng bài “Kể hay nói, viết về mộtchủ đề” lại càng lúng túng hơn. Bên cạnh đó, các em học sinh lớp 3 vốn sốngcòn ít, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất sơ sài, chưa định rõ trong giao tiếp.Cụ thể như: các em viết câu rời rạc, chưa liên kết, thiếu lôgic hoặc các câu đãcó đủ ý nhưng chưa có hình ảnh, các từ ngữ được dùng về nghĩa chưa rõ ràng;việc trình bày diễn đạt ý của các em có mức độ rất sơ lược, đặc biệt là khảnăng miêu tả. Mặt khác tính sáng tạo thực hành trong văn bản chưa cao, thểhiện ở bố cục bài văn, cách chấm câu, sử dụng hình ảnh gợi tả chưa linh hoạt,sinh động. Điều đó đã làm cho các em chán nản, lo sợ khi học tiết Tập làmvăn. Vì thế yêu cầu đặt ra của Ban giám hiệu nhà trường là chỉ đạo giáo viêndạy Phân môn Tập làm văn như thế nào để các em hứng thú, tích cực, hàohứng với tiết Tập làm văn? Xuất phát từ những vấn đề trên, cùng với ham muốn học hỏi, muốn cócơ hội để tích luỹ thêm kinh nghiệm cho bản thân đã thôi thúc tôi chọn vấn đề“Một số kinh nghiệm trong chỉ đạo dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3dạng bài “Kể hay nói, viết về một chủ đề” góp phần nâng cao chất lượng dạyhọc môn Tiếng Việt” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình với mong muốngóp phần thiết thực vào hiệu quả dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3 nóiriêng, chất lượng môn Tiếng Việt nói chung ở trường tiểu học. 2. Phạm vi áp dụng và điểm mới của sáng kiến: 2.1. Phạm vi áp dụng của sáng kiến: Do năng lực của bản thân còn hạnchế, vì vậy dựa trên thực tế chỉ đạo hoạt động dạy-học, tôi chỉ trình bày một sốkinh nghiệm trong chỉ đạo dạy học dạng bài “Kể hay nói, viết về một chủ đề”của phân môn Tập làm văn ở lớp 3 và nhân rộng tất cả các khối lớp ở trongtrường nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt trong nhàtrường. 2.2. Điểm mới của sáng kiến: Việc nghiên cứu để thực hiện sáng kiếnkinh nghiệm này tiến hành trong thời gian dài, được bản thân rút kinh nghiệmqua quá trình chỉ đạo giảng dạy các môn học, đặc biệt là phân môn Tập làmvăn trong nhà trường. Những kinh nghiệm tích luỹ được, bản thân kịp thời ghichép vào nhật kí chỉ đạo hoạt động chuyên môn của mình và thường xuyên cậpnhật để so sánh, rút kinh nghiệm vào từng thời điểm trong năm học và so sánhkết quả với những năm học trước. Từ đó đề ra những biện pháp để chỉ đạogiảng dạy phân môn Tập làm văn đạt kết quả cao hơn. PHầN NộI DUNGi. Thực trạng dạy học dạng bài “Kể hay nói, viết về một chủ đề” của phân mônTập làm văn lớp 3 ở trường chúng tôi:1.Việc dạy của giáo viên: Qua thực tế chỉ đạo dạy học và qua dự giờ thămlớp giáo viên trong trường tôi nhận thấy: Những mặt đã làm được: GV đã có sự chuẩn bị chu đáo: Phương tiện,tài liệu, hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó, ở nhiều mức độ khác nhau, có nhiềudạng câu hỏi khác nhau. GV đã nhấn mạnh được thể loại văn, kiểu bài, nộidung của đề bài…Bước đầu thay đổi phương pháp dạy học lấy HS làm trungtâm... Những hạn chế: Phần mở rộng vốn từ của giáo viên còn hạn chế. Khảnăng diễn đạt của một số đồng nghiệp còn lúng túng, ngôn ngữ chưa được trauchuốt: giáo viên còn “bí từ” khi giảng. Kiến thức bài còn bó hẹp hoàn toàntrong sách giáo khoa và chỉ biết nêu lên trình tự trong sách giáo khoa chứ chưabiết khắc sâu, chốt nội dung khi dạy xong một tiết học. Khi dạy cho học sinh“Kể hay nói, viết về một chủ đề” giáo viên chỉ có nêu nội dung mấy câu hỏi ởsách giáo khoa cho học sinh trả lời bằng miệng sau đó yêu cầu học sinh viết vềchủ đề đó. Do vậy mà hiệu quả giờ dạy chưa cao, học sinh thực hành viết bàichưa đ ...

Tài liệu có liên quan: