Danh mục tài liệu

SKKN: Vận dụng tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng thiết kế tiết đọc – hiểu Văn học Việt Nam trong trường THPT

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 470.76 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc cụ thể hóa nhận thức về Chuẩn vào thiết kế bài dạy và tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học trên lớp còn nhiều lúng túng càng phát lộ những mâu thuẫn ở không ít giáo viên. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “ Vận dụng tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng thiết kế tiết đọc – hiểu Văn học Việt Nam trong trường THPT”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Vận dụng tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng thiết kế tiết đọc – hiểu Văn học Việt Nam trong trường THPT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMVẬN DỤNG TÀI LIỆU CHUẨNKIẾN THƯC, KĨ NĂNG THIẾT KẾ TIẾT ĐỌC – HIỂU VĂN HỌC VIỆT NAM TRONG TRƯỜNG THPT GV Huỳnh Quang SơnA. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI iệc nhận thức về tài liệu Chuẩn kiến thức, kĩ năng còn có nhiều ngộ nhận Khái niệm Chuẩn kiến thức, kĩ năng nên hiểu thế nào ? Nên dạy đúng Chuẩn V để HS dễ hiểu hay nên phát triển thêm kiến thức, dạy đúng cấu trúc trongsách Chuẩn để an toàn cho GV hay nên phá vỡ cấu trúc ? Chỉ đạo từ phía thanhtra chuyên môn có sức thuyết phục hay chỉ đạo của HĐBM có sức thuyết phụchơn ?... Mặt khác, chưa có sự đồng thuận cao ở nội bộ từng tổ chuyên môn vàcác tổ chuyên môn Ngữ văn THPT trong tỉnh. Việc cụ thể hóa nhận thức về Chuẩn vào thiết kế bài dạy và tiến trình tổchức các hoạt động dạy – học trên lớp còn nhiều lúng túng càng phát lộ nhữngmâu thuẫn ở không ít GV. Thống nhất việc thiết kế bài dạy – học môn Ngữ văn đã được HĐBM Ngữvăn đặt ra một cách cấp thiết. Vì thế, chúng tôi tham gia vào việc giải quyết vấnđề soạn và dạy Ngữ văn qua sáng kiến Vận dụng tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năngthiết kế tiết Đọc – hiểu văn học Việt Nam trong trường THPT. B. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Đề xuất những giải pháp cụ thể cho việc dạy – học chương trình Chuẩn rất cần sự chia sẻ những thuận lợi, khó khăn và những cách khắc phục khó khăn của GV dạy Ngữ văn.I. Một số thuận lợi, khó khăn cơ bản khi thực hiện Chuẩn 1) Thuận lợi Ý kiến của một số truờng trong tỉnh Đồng Nai: Thiết kế bài dạy theo Chuẩn có nhiều thuận lợi + Nội dung ngắn gọn, định hướng được trọng tâm, dễ nhớ, dễ truyền đạt, tạo mối liên hệ giữa GV và HS tốt hơn. Chuẩn bị thi tốt. HS thực hành ở nhà nhiều hơn. + Kiến thức hay, tạo sự đồng bộ, phát huy tích cực + Gọn sâu, phù hợp các đối tượng + GV không dạy quá tải. + Bên cạnh đó, trong dự thảo, Bộ GD - ĐT hướng dẫn với những phần kiến thức được điều chỉnh “không dạy” hoặc “đọc thêm”, những phần kiến thức không yêu cầu HS phải ghi nhớ, các trường không được tổ chức kiểm tra, đánh giá. Những kiến thức đã lược bỏ cũng sẽ không có trong nội dung đề thi của các kì kiểm tra học kì, cuối năm, kì thi tốt nghiệp THPT…; phát huy chất xám của toàn ngành nhằm thực hiện giảm tải, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, tạo cơ sở quan trọng cho việc đổi mới chương trình – SGK phổ thông vào năm 2015; Tỉ lệ GV dạy có uy tín ngày càng cao, nhiều GV trẻ đã phát huy sở trường và sớm có uy tín trong trường, trong ngành GD – ĐT; Tâm huyết, đức hi sinh của thầy cô giáo dạy Ngữ văn luôn dành cho các em HS, cho nghề dạy học. + Thực tế trong chương trình hiện nay có những bài học nội dung ít nhưng dành thời gian nhiều, ngược lại có những bài nội dung nhiều nhưng thời gian rất ít, vì vậy chủ trương giảm tải đã tháo gỡ được khó khăn này. 2) Khó khăn Thiết kế bài dạy theo Chuẩn có không ít bất lợi. Có những hạn chế khi lập kế hoạch bài dạy do chủ quan từ phía GV. Một số thầy cô giáo hiểu trách nhiệm cá nhân chưa thấu đáo; có những khó khăn từ phía cán bộ quản lí giáo dục; từ phía phân phối chương trình… Nhưng chung quy lại, những khó khăn từ nhiều nguyên nhân là có thực. Xin nêu lại một vài thực trạng : + Một số GV thiếu tầm xác định và bám sát chuẩn tối thiểu, luôn thụ động trong cách truyền thụ, không biết “đãi cát tìm vàng” (...). Hậu quả là người học bị nhồi nhét kiến thức, luôn phải chịu áp lực quá tải. + Có nhiều GV tích cực suy nghĩ, tìm tòi, cải tiến và đổi mới PPDH với nhiều cách thức sáng tạo nhưng không được sự hưởng ứng vì đồng nghiệp sợ không sát đáp án thi… sinh ra bất lợi. Khi đánh giá một tiết dạy người dự coi trọng tính bài bản của từng bước thực hiện ( Nội dung – nghệ thuật – ý nghĩa văn bản... ) mà xem nhẹ khả năng sáng tạo của người dạy. Kết cấu bài học theo kiểu kịch “tam duy nhất ( Nội dung – nghệ thuật – ý nghĩa văn bản... ) phá vỡ nguyên tắc Đọc – hiểu văn bản nói chung, Đọc – hiểu văn bản theo loại thể nói riêng. Thực tế để ứng xử với điều này GV an ủi nhau : dạy cho kịp giờ, tròn bài, đủ ý để an toàn. Nhiều giờ đánh giá loại giỏi lại từ cái gọi là tiêu chí này. Khoảng cách giữa GV có năng lực thật sự và GV kinh nghiệm còn khiêm tốn vô hình trung bị xóa nhòa, rút ngắn. + Khâu biên soạn SGK, phân phối khung chương trình THPT là do Vụ Trung học quyết định, khâu ra đề thi lại do Cục Khảo thí làm. Hai khâu này dường như vẫn chưa tìm được tiếng nói chung”. + GV chỉ dừng lại ở việc trình bày những kiến thức đơn giản, tối thiểu ( mà HS dễ dàng tự học ) thì dễ gây hiện tượng nhàm chán, chủ quan ở HS. + Khái niệm “quá tải” không được diễn giải một cách rõ ràng, nếu không muốn nói là còn mơ hồ. + Học Chuẩn không học SGK cũng không đủ, ngược lại học SGK cũng sợ thiếu kiến thức. Nói gì ? Bỏ gì ? Cho ghi thế nào là đủ kiến thức ? Theo chuẩn không thực sự an tâm. Khổ vì Chuẩn và sách “đá”nhau. + Bài soạn theo chuẩn không đủ kiến thức cho HS thi TN THPT. + Sự cố “lệch pha” giữa đáp án và hướng dẫn ôn tập của Bộ. Thí sinh trả lời theo chuẩn đã bị thiếu đơn vị kiến thức trong khi Bộ GD - ĐT yêu cầu GV không “quá lệ thuộc vào SGK” ( mà phải “bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng” ). Vẫn còn đó nỗi ám ảnh của GV và HS. - Hiện nay, GV dạy Ngữ văn có những bức xúc trong việc thực hiện chương trình Chuẩn kiến thức, kĩ năng Bộ GD-ĐT yêu cầu GV bám sát “Chuẩn kiến thức - kĩ năng”, “không quálệ thuộc vào SGK”. Vậy thế nào là “quá lệ thuộc vào SGK”, trong khi Luật Giáodục 2005 đã quy định “Yêu cầu về nội dung kiến thức và kĩ năng quy định trongchương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành SGK ở giáo dục phổ thông” (khoản 3, điều 6 ). - Nhiều GV không đồng tình tên gọi của bộ tài liệu này : Đã gọi là tài liệu Chuẩn, nội du ...

Tài liệu có liên quan: