Danh mục tài liệu

So sánh mô hình đào tạo giáo viên trung học ở Anh, Canada và Nhật Bản

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 437.66 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết so sánh về chuẩn năng lực giáo viên; phương thức và mô hình đào tạo; thời gian đào tạo và thực tập sư phạm; văn bằng, chứng chỉ trong đào tạo giáo viên tại các nước Anh, Canada và Nhật Bản trên cơ sở bối cảnh và yêu cầu phát triển giáo viên tại mỗi nước. Từ đó bài viết đưa ra một số khuyến nghị cho đào tạo giáo viên tại Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
So sánh mô hình đào tạo giáo viên trung học ở Anh, Canada và Nhật Bản SO SÁNH MÔ HÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC Ở ANH, CANADA VÀ NHẬT BẢN ThS. Mai Quang Huy1 Tóm tắt: Bài viết so sánh về chuẩn năng lực giáo viên; phương thức và mô hình đào tạo; thời gian đào tạo và thực tập sư phạm; văn bằng, chứng chỉ trong đào tạo giáo viên tại các nước Anh, Canada và Nhật Bản trên cơ sở bối cảnh và yêu cầu phát triển giáo viên tại mỗi nước. Từ đó bài viết đưa ra một số khuyến nghị cho đào tạo giáo viên tại Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN. Từ khóa: Đào tạo giáo viên; đại học; thực tập sư phạm. 1. Mở đầu “Bối cảnh thế giới hiện nay đòi hỏi giáo viên phải là người có kiến thức ở trình độ cao, luôn cập nhật, nâng cấp trình độ kiến thức và chuyên môn. Giáo viên phải là người truyền được tinh thần đổi mới bởi vì đổi mới là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra các nguồn tăng trưởng mới thông qua việc cải thiện năng suất và hiệu suất. Thông qua việc cải thiện chương trình và phương pháp dạy học, giáo viên giúp người học cải thiện kết quả học tập và chuẩn bị cho họ đáp ứng với những thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động trong thế kỷ 21”. Nhận định này đã được Schleicher đưa ra dựa trên kết quả nghiên cứu so sánh về phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tại nhiều nước trên thế giới. Nhận thức điều này, từ cuối thế kỷ 20 các nước đã có nhiều cải cách trong đào tạo giáo viên để đáp ứng các yêu cầu mới. Anh, Canada và Nhật Bản là ba nước phát triển cả về kinh tế, khoa học – công nghệ và giáo dục trên thế giới, với những nét đặc trưng trong đào tạo giáo viên. Nghiên cứu mô hình đào tạo giáo viên tại ba nước này giúp chúngta có thêm hiểu biết về đào tạo giáo viên đáp ứng những thay đổi của thời đại. Bài viết này so sánh một số điểm trong mô hình đào tạo giáo viên, chủ yếu cho bậc học THPT, tại các nước Anh, Canada và Nhật Bản; từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho đào tạo giáo viên tại Trường Đại học Giáo dục. 2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết theo tiếp cận định tính, được tiến hành dựa trên việc phân tích các tài liệu liên quan đến đào tạo giáo viên tại các quốc gia nói trên: các văn kiện chính sách của Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nghiên cứu của các học giả về đào tạo giáo viên và các quy 1 Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN; Điện thoại: 0904326283; Email: huymq@vnu.edu.vn. Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN 87 định của một số cơ sở đào tạo giáo viên của các nước đó. Các tài liệu được phân tích, nghiên cứu chủ yếu được trình bày bằng ngôn ngữ chính thức của nước được nghiên cứu: Anh và Canada là tiếng Anh, Nhật Bản là tiếng Nhật. Ngoài ra, một số nghiên cứu của tác giả về đào tạo giáo viên tại Nhật Bản và Canada đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành gần đây cũng được sử dụng trong phân tích. Bài viết khảo sát về đào tạo giáo viên THPT ở các nước trên các mặt: yêu cầu tiêu chuẩn năng lực đối với giáo viên; phương thức đào tạo giáo viên; tổ chức tuyển sinh và đào tạo; thực tập sư phạm; văn bằng và kiểm định chất lượng. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Đào tạo giáo viên tại Anh, Canada và Nhật Bản 3.1.1. Bối cảnh và quan điểm đào tạo giáo viên của các nước Theo G. Beauchamp và cộng sự, các cơ sở đào tạo giáo viên tại nước Anh khó thu hút những người có năng lực vào học, tỷ lệ giáo viên bỏ nghề trong sáu tháng sau khi hoàn thành khóa đào tạo là tương đối cao. Sự gắn bó của giáo viên mới đối với nghề dạy học bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như hành vi của học sinh, quản lý vĩ mô của Chính phủ, khối lượng và sự phức tạp của các công việc hành chính, sự thay đổi lớn về chương trình và áp lực của vị trí trong bảng xếp hạng kết quả thi. So với cuộc khảo sát năm 2000, kết quả cuộc khảo sát năm 2006 cho thấy sự sụt giảm của nước Anh trong các lĩnh vực: khoa học từ thứ 4 thế giới xuống thứ 14, đọc hiểu từ thứ 7 xuống thứ 17 và toán từ thứ 8 xuống thứ 24. Để giải quyết tình trạng này, các nhà lãnh đạo Chính phủ Anh đã nêu quan điểm: “Cách duy nhất chúng ta có thể bắt kịp, và có các trường học đẳng cấp thế giới mà con em chúng ta xứng đáng được học ở đó, là bằng cách học các bài học về sự thành công của các nước khác”. Với cách nhìn đó, họ đã nêu lên một số bài học cho nước Anh từ kinh nghiệm các nước là chỉ đào tạo giáo viên cho những sinh viên giỏi nhất, và phân quyền tối đa cho các trường học, trong khi vẫn giữ trách nhiệm ở mức cao. Các giải pháp được Bộ Giáo dục và Đào tạo Anh đưa ra là: 1. Tiếp tục nâng cao chất lượng của những người mới tham gia vào nghề dạy học; mở rộng mô hình Teach First (là chương trình thu hút những người tốt nghiệp đại học xuất sắc, được thiết kế để song song với việc giúp người học đạt được Danh hiệu giáo viên đủ chuẩn, họ cũng được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng lãnh đạo và quản lý sán ...

Tài liệu có liên quan: