Danh mục tài liệu

So sánh phương pháp cắt phễu bằng dao kim và thông nhú thông thường trong nội soi mật-tụy ngược dòng

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 614.56 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

So sánh kết quả tỷ lệ thành công và biến chứng giữa hai phương pháp thông đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): cắt phễu bằng dao kim (Needle Knife Infundibulotomy - NKI) và thông nhú thông thường (Standard Papillary Cannulation - SPC).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
So sánh phương pháp cắt phễu bằng dao kim và thông nhú thông thường trong nội soi mật-tụy ngược dòngBệnh viện Trung ương Huế Nghiên cứu SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP CẮT PHỄU BẰNG DAO KIM VÀ THÔNG NHÚ THÔNG THƯỜNG TRONG NỘI SOI MẬT - TỤY NGƯỢC DÒNG Trần Như Nguyên Phương1*, Nguyễn Văn Trường1, Hồ Ngọc Sang , Nguyễn Văn Duy1, Lê Phước Anh1, Trần Hiếu1, Phan Nhật Tân1 1 DOI: 10.38103/jcmhch.2021.70.6 TÓM TẮT Đặt vấn đề: So sánh kết quả tỷ lệ thành công và biến chứng giữa hai phương pháp thông đường mậtqua nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): cắt phễu bằng dao kim (Needle Knife Infundibulotomy - NKI) vàthông nhú thông thường (Standard Papillary Cannulation - SPC). Phương pháp nghiên cứu: Từ 6/2018 - 6/2020, tại BVTƯ Huế, có 208 bệnh nhân (72 nam, 136 nữ,tuổi trung bình 56.4) được chẩn đoán và can thiệp bằng nội soi mật tụy ngược dòng. Bệnh nhân được chialàm 2 nhóm: nhóm A gồm 106 bệnh được thông đường mật theo phương pháp cắt phễu bằng dao kim(NKI), nhóm B gồm 102 bệnh theo phương pháp thông nhú thông thường (SPC). Các bệnh nhân đều chưacó tiền sử phẫu thuật, cắt cơ vòng. Chỉ định làm ERCP gồm có: sỏi đường mật, bệnh lý tắc nghẽn đườngmật khác và rò mật sau phẫu thuật. Thủ thuật can thiệp tùy trường hợp như: thông nhú, cắt cơ vòng, nongđường mật, lấy - tán sỏi, đặt stent mật. Bệnh nhân sau ERCP được theo dõi qua mức men tụy (amylase-lipase) trước và sau thủ thuật, những tai biến và biến chứng: viêm tụy cấp, xuất huyết, thủng, nhiễm trùngđường mật… đều được ghi nhận. Kết quả: Tỷ lệ thành công thông nhú vào ống mật chủ (OMC): nhóm A 94.3% (100/106 ca), nhóm B79.4% (81/102 ca). Trong nhóm B, 20ca (19.6%) thất bại với phương pháp thông nhú thông thường (SPC)được chuyển sang phương pháp cắt phễu bằng dao kim (NKI), thì đạt thành công thêm 14 ca (13.7%). Biến chứng chung: của nhóm A 5.7% (6/106 ca), nhóm B 22.5% (23/102 ca). Nhóm A: 1 ca thủng, 1 cachảy máu và 4 ca viêm tụy cấp nhẹ. Nhóm B: 1 ca thủng, 3 ca chảy máu và 19 ca viêm tụy cấp nhẹ, vừavà nặng. Kết luận: Phương pháp cắt phễu bằng dao kim (NKI) đạt được tỷ lệ thành công thông đường mật caovà gây biến chứng viêm tụy cấp sau ERCP thấp hơn nhiều so với phương pháp thông nhú thông thường(SPC). Phương pháp này cho phép lựa chọn hoặc sử dụng ngay từ đầu, hoặc sử dụng thay thế để giải cứukhi thông nhú thông thường (SPC) gặp khó khăn. Từ khóa: Nội soi mật - tụy ngược dòng can thiệp, Cắt phễu bằng dao kim, thông nhú thông thường,Ống mật chủ, tai biến, viêm tụy.1 Khoa Nội Soi - Bệnh Viện Trung Ương Huế - Ngày nhận bài (Received): 11/3/2021; Ngày phản biện (Revised): 03/6/2021; - Ngày đăng bài (Accepted): 25/6/2021 - Người phản hồi (Corresponding author): Trần Như Nguyên Phương - Email: trannhunguyenphuong@yahoo.com; SĐT: 0913493404Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 70/2021 41 So sánh phương phápBệnh cắt phễu viện Trung bằng dao ương kim... Huế ABSTRACT A COMPARISON BETWEEN NEEDLE KNIFE INFUNDIBULOTOMY AND STANDARD PAPILLARY CANNULATION OF BILE DUCT IN ERCP Tran Nhu Nguyen Phuong1*, Nguyen Van Truong1, Ho Ngoc Sang , Nguyen Van Duy1, Le Phuoc Anh1, Tran Hieu1, Phan Nhat Tan1 1 Introduction: This study aims to compare two methods of biliary cannulation in ERCP, needle knifeinfundibulotomy (NKI) and standard papillary cannulation (SPC), in terms of their respective cannulationsuccess and complications rates. Materials and methods: From June 2018 to June 2020, in Hue Central Hospital, interventionalERCP was performed in 208 consecutive patients (72 males and 136 females atthe mean age of 56.4years), who divided into two groups: namely Group A including 106 patients, cannulated by suprapapillaryinfundibulotomy with needle-knife (NKI); Group B including 102 patients, cannulated by standard papillarycannulation (SPC). No patient had previo ...