Danh mục tài liệu

SO SÁNH VĂN HÓA ĐÔNG Á VÀ ĐÔNG NAM Á

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 167.27 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo cách phân chia thông thường hiện nay thì Việt Nam và Nhật Bản ở vào hai khu vực văn hoá khác nhau. Nhật Bản là một nước Đông á, còn Việt Nam thuộc Đông Nam á. Không dễ gì đem văn hoá thuộc hai khu vực khác nhau để so sánh, nhưng chúng ta lại rất cần đến nghiên cứu so sánh để có thể hiểu sâu thêm từng đối tượng và hiểu rộng thêm mối quan hệ giữa các đối tượng này. Mặt khác, sự phân chia thành các khu vực văn hoá, thực chất cũng chỉ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SO SÁNH VĂN HÓA ĐÔNG Á VÀ ĐÔNG NAM Á SO SÁNH VĂN HÓA ĐÔNG Á VÀ ĐÔNG NAM Á (TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM - NHẬT BẢN) GS.TSKH Vũ Minh Giang Theo cách phân chia thông thường hiện nay thì Việt Nam và Nhật Bản ởvào hai khu vực văn hoá khác nhau. Nhật Bản là một nước Đông á, còn ViệtNam thuộc Đông Nam á. Không dễ gì đem văn hoá thuộc hai khu vực khácnhau để so sánh, nhưng chúng ta lại rất cần đến nghiên cứu so sánh để có thểhiểu sâu thêm từng đối tượng và hiểu rộng thêm mối quan hệ giữa các đốitượng này. Mặt khác, sự phân chia thành các khu vực văn hoá, thực chấtcũng chỉ là một cách làm của các nhà khoa học nhằm phân lập một cáchtương đối một thực thể nào đó, chứ hoàn toàn không có nghĩa là chia cắtchúng một cách tuyệt đối. Hơn thế, do tác động của hoàn cảnh lịch sử, cácdân tộc thuộc các khu vực văn hoá khác nhau lại có nhiều mối quan hệ trựctiếp hoặc gián tiếp, vì vậy so sánh để tìm ra những mối liên hệ, rút ra nhữngđiểm tương đồng và dị biệt lại là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích. NhậtBản và Việt Nam có thể coi là những trường hợp như thế. Hơn nữa, Việt Namvà Nhật Bản lại cùng chịu nhiều ảnh hưởng từ văn minh Trung Hoa, nên cókhông ít những điểm tương đồng, nhưng nếu nghiên cứu sâu hơn những biểuhiện của ảnh hưởng này lại tìm ra những khác biệt đáng kể. Chọn Nhật Bản để so sánh, tác giả muốn đạt tới sự nhận thức sâu sắc hơn vềvăn hoá Việt Nam và qua đó, góp phần hiểu thêm về mối quan hệ Đông á và ĐôngNam á. Có nhiều phương pháp so sánh nhưng phương pháp được sử dụng trong bàinày là so sánh theo tiêu chí. Theo chúng tôi có thể chọn 5 tiêu chí sau đây: 1. Điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái. Với nhận thức của khoa học ngày nay, điều kiện tự nhiên và môi trường sinhthái được coi là tác nhân cực kỳ quan trọng đến sáng tạo văn hoá của con người.Sự tác động qua lại giữa tự nhiên và con người là nhân tố chính tạo nên đặc trưngvăn hoá. 2. Sự hình thành nhà nước đầu tiên. Đây là sự kiện có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với mọi dân tộc vì sự xuấthiện nhà nước vừa là cái mốc bước nhảy vọt của một cộng đồng cư dân đưa họbước vào thời đại văn minh vừa là sự kết tinh của những thành tựu về văn hoá đãđạt được trước đó, bước đầu định hình một bản sắc văn hoá. 3. Những đặc điểm về cư dân và đặc trưng văn hoá truyền thống. Nói tới văn hoá, không thể không xem xét chính chủ thể của văn hoá, nênnguồn gốc, quá trình tộc người và đặc điểm của cả cộng đồng là những yếu tốkhông thể bỏ qua. Còn đặc trưng của văn hoá truyền thống ở đây là xét trên nhữngđặc trưng chung nhất của 4 thành tố cấu thành văn hoá. 4. Các hình thức tổ chức nhà nước trong lịch sử. Từ khi nhà nước hình thành, mặc dù là sản phẩm của văn hoá do chính conngười tạo ra nhưng các hình thức tổ chức nhà nước có tác động rất mạnh mẽ đếnchiều hướng phát triển của lịch sử và chi phối những đặc trưng của xã hội. 5. Ứng xử với văn hoá ngoại lai. Văn hoá được sản sinh trong một không gian nhất định và giới hạn của nóthường là môi trường tự nhiên, nhưng văn hoá không bao giờ là đóng kín. Sự lantoả những giá trị của một nền văn hoá này tới những nền văn hoá khác là một hiệntượng tự nhiên, nhưng cách ứng xử trước hiện tượng tự nhiên ấy là phụ thuộc vào,và vì vậy, phản ánh đặc trưng của chính những nền văn hoá chịu những tác độngấy. Vì vậy đây có thể coi là một trong những tiêu chí để có thể xét sự tương đồngvà khác biệt giữa các nền văn hoá. Xét theo tiêu chí thứ nhất về điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái, cóthể thấy Việt Nam là một bán đảo với diện tích tự nhiên hơn 33 vạn km2 và hơn3000 km bờ biển. Chỉ số duyên hải (ISCL) tính được » 106. Trong khi đó, NhậtBản là một quần đảo với 3.600 hòn đảo lớn nhỏ quây quần xung quanh 4 hòn đảolớn. Tổng diện tích tự nhiên » 377.000 km2 và 29.000 km bờ biển, chỉ số ISCL »13 (1). Do địa hình dốc, mưa theo mùa tạo thành mạng lưới sông ngòi dày đặc (trêncó tới gần 3.000 con sông lớn nhỏ), xoè theo hình nan quạt ở phía bờ biển. Do bồilấp không hoàn chỉnh, vùng đồng bằng hay có úng lụt, tạo thành vùng sinh thái cónhiều mặt nước chiếm chỗ. Người Việt gọi Tổ quốc mình là nước. Khí hậu Việt Nam tương đối đa dạng. ở miền Bắc có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu,Đông rõ rệt. Miền Nam chia thành 2 mùa Khô và Mưa. Đặc điểm chung là nóng,ẩm, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng cũng là môi trường thuận lợicho dịch bệnh. Cùng vớí chế độ nhiệt đới gió mùa, hằng năm có bão, thiên nhiêncũng đặt ra không ít những thử thách hiểm nghèo. Mưa, lũ, bão, ẩm, dịch bệnh lànhững thiên tai mà người Việt thường xuyên phải đối phó. Do lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ tuyến, lại có nhiều mạch núi cắt ngang, tạothành nhiều âu khí hậu khác nhau mà rõ nhất là Bắc, Trung, Nam Bộ. Cùng với sựđa dạng về địa hình, sự khác biệt về khí hậu là những yếu tố tự nhiên nên sự đadạng, phong phú về văn hoá phân bố theo vùng, miền. ...