Sổ tay kiểm sát viên hình sự Việt Nam (Tập 2)
Số trang: 190
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.49 MB
Lượt xem: 27
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sổ tay kiểm sát viên hình sự Việt Nam (Tập 2) gồm 5 phần: Phần thứ nhất về Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm; Phần thứ hai về Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử giám đốc thẩm; Phần thứ ba về Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tái thẩm; Phần thứ tư về Kiểm sát thi hành án hình sự; Phần thứ năm về Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sổ tay kiểm sát viên hình sự Việt Nam (Tập 2) VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO DỰ ÁN - JICA ----------------------------- SỔ TAY KIỂM SÁT VIÊN HÌNH SỰ VIỆT NAM (TẬP II) (DỰ THẢO 11-sửa sau khi có ý kiến góp ý của JICA-Nhật Bản) Hà Nội, ngày 21 tháng 09 năm 2010 LỜI NÓI ĐẦU Được sự cho phép của lãnh đạo VKSNDTC, theo kế hoạch hoạt động của Dự án “Hỗ trợ cải cách hệ thống pháp luật và tư pháp” của Cơ quan phát triển hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho VKSNDTC, từ năm 2003 đến 2010 Dự án đã hỗ trợ cho VKSNDTC biên soạn cuốn Sổ tay “Kiểm sát viên hình sự” gồm 2 tập. Tập I giới thiệu các kỹ năng về “Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự” đã được biện soạn xong và phát hành vào tháng 6 năm 2006. Tập II được xây dựng từ năm 2007 đến năm 2010, gồm 5 phần: Phần thứ nhất về “Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm”; Phần thứ hai về “Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử giám đốc thẩm”; Phần thứ ba về “Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tái thẩm”; Phần thứ tư về “Kiểm sát thi hành án hình sự”; Phần thứ năm về “Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù”. Cuốn Sổ tay “Kiểm sát viên hình sự” Tập II không đi sâu nghiên cứu về mặt lý luận, mà là tập hợp những kinh nghiệm, những kỹ năng cơ bản, cần thiết nhất đã được kiểm nghiệm trong thực tế để Kiểm sát viên tham khảo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Với sự hỗ trợ nhiệt tình của các chuyên gia Nhật Bản, cuốn Sổ tay kiểm sát viên hình sự Tập II được xây dựng trên cơ sở tổng hợp từ các bài viết, các bài tham luận của đông đảo cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác thực tiễn lâu năm trong ngành kiểm sát. Trong quá trình biên tập, Ban quản lý dự án cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo để lấy ý kiến góp ý của các nhà hoạt động thực tiễn ở VKSNDTC cũng như ở một số Viện kiểm sát địa phương để hòan thiện Dự thảo. Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo VKSNDTC, cám ơn sự hỗ trợ của Dự án JICA, cán ơn sự tham gia nhiệt tình, những ý kiến góp ý quí báu của cán bộ, Kiểm sát viên trong ngành kiểm sát Việt Nam và Nhật Bản trong quá trình xây dựng cuốn sổ tay này. Tuy vậy, cuốn Sổ tay Tập II cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định cần phải được hoàn hiện thêm. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 2 PHẦN THỨ NHẤT THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ PHÚC THẨM 3 THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ PHÚC THẨM I. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA KIẾM SÁT VIÊN TRƯỚC KHI MỞ PHIÊN TÒA 1. Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm 1.1. Một số vấn đề chung Xét xử phúc thẩm là cấp thứ hai, là điều kiện để xem xét lại bản án, quyết định sơ thẩm, nhằm bảo đảm TA ra bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Do vậy, Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của VKS. 1.1.1. Thẩm quyền kháng nghị1 - VKS cùng cấp và VKS cấp trên trực tiếp đều có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định của TA cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. - Trường hợp vụ án đã được lãnh đạo VKS cấp trên có ý kiến chỉ đạo, trước khi kháng nghị, VKS cấp dưới phải báo cáo VKS cấp trên xem xét, quyết định2. 1.1.2 Thời hạn kháng nghị3 - Thời hạn kháng nghị bản án sơ thẩm của VKS cùng cấp là mười năm ngày, của VKS cấp trên là ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên án. - Thời hạn kháng nghị quyết định sơ thẩm của VKS cùng cấp là bảy ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là mười lăm ngày, kể từ ngày TA ra quyết định. - Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị là ngày tiếp theo của ngày được xác định. Ngày được xác định là ngày TA sơ thẩm tuyên án hoặc ra quyết định. - Thời điểm kết thúc thời hạn kháng nghị cũng là thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc 24 giờ của ngày đó. Nếu là ngày nghỉ cuối tuần hoặc nghỉ lễ, thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc đầu tiên tiếp theo ngày nghỉ đó4. 1.1.3. Kháng nghị 1 Điều 232 BLTTHS 2 Điều 32 QCKSXXHS 3 Điều 234; khoản 1 Điều 239 BLTTHS; các điều 18; 19 LTCVKSND 4 NQ 05/2005/NQ-HĐTP 4 - Bản kháng nghị được viết theo mẫu hướng dẫn của VKSNDTC5. Nội dung bản kháng nghị phải nêu rõ: + Bản án hoặc quyết định sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự. + Bản án hoặc quyết định sơ thẩm đã áp dụng không đúng điều, khoản của BLHS. + Bản án hoặc quyết định sơ thẩm áp dụng không đúng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. + Kết luận của bản án hoặc quyết định sơ thẩm không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án. + Bản án hoặc quyết định sơ thẩm xử quá nặng hoặc quá nhẹ không phù hợp với chính sách hình sự, không phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. + Quan điểm của VKS về việc giải quyết vụ án6. - Bản kháng nghị của VKS được gửi đến TA đã xét xử sơ thẩm vụ án đó7. 1.2. Phát hiện vi phạm trong bản án, quyết định sơ thẩm 1.2.1. Trách nhiệm của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử ở cấp sơ thẩm - Phát hiện vi phạm về thủ tục tố tụng mà TA (TP, HĐXX) phải tuân thủ trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án như: Tính hợp pháp của các quyết định đưa vụ án ra xét xử; việc giao các quyết định tố tụng; việc triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên toà của TA; việc chấp hành các thủ tục tố tụng tại phiên toà …8. - Phát hiện vi phạm trong biên bản phiên toà, biên bản nghị án, bản án hoặc ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sổ tay kiểm sát viên hình sự Việt Nam (Tập 2) VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO DỰ ÁN - JICA ----------------------------- SỔ TAY KIỂM SÁT VIÊN HÌNH SỰ VIỆT NAM (TẬP II) (DỰ THẢO 11-sửa sau khi có ý kiến góp ý của JICA-Nhật Bản) Hà Nội, ngày 21 tháng 09 năm 2010 LỜI NÓI ĐẦU Được sự cho phép của lãnh đạo VKSNDTC, theo kế hoạch hoạt động của Dự án “Hỗ trợ cải cách hệ thống pháp luật và tư pháp” của Cơ quan phát triển hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho VKSNDTC, từ năm 2003 đến 2010 Dự án đã hỗ trợ cho VKSNDTC biên soạn cuốn Sổ tay “Kiểm sát viên hình sự” gồm 2 tập. Tập I giới thiệu các kỹ năng về “Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự” đã được biện soạn xong và phát hành vào tháng 6 năm 2006. Tập II được xây dựng từ năm 2007 đến năm 2010, gồm 5 phần: Phần thứ nhất về “Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm”; Phần thứ hai về “Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử giám đốc thẩm”; Phần thứ ba về “Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tái thẩm”; Phần thứ tư về “Kiểm sát thi hành án hình sự”; Phần thứ năm về “Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù”. Cuốn Sổ tay “Kiểm sát viên hình sự” Tập II không đi sâu nghiên cứu về mặt lý luận, mà là tập hợp những kinh nghiệm, những kỹ năng cơ bản, cần thiết nhất đã được kiểm nghiệm trong thực tế để Kiểm sát viên tham khảo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Với sự hỗ trợ nhiệt tình của các chuyên gia Nhật Bản, cuốn Sổ tay kiểm sát viên hình sự Tập II được xây dựng trên cơ sở tổng hợp từ các bài viết, các bài tham luận của đông đảo cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác thực tiễn lâu năm trong ngành kiểm sát. Trong quá trình biên tập, Ban quản lý dự án cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo để lấy ý kiến góp ý của các nhà hoạt động thực tiễn ở VKSNDTC cũng như ở một số Viện kiểm sát địa phương để hòan thiện Dự thảo. Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo VKSNDTC, cám ơn sự hỗ trợ của Dự án JICA, cán ơn sự tham gia nhiệt tình, những ý kiến góp ý quí báu của cán bộ, Kiểm sát viên trong ngành kiểm sát Việt Nam và Nhật Bản trong quá trình xây dựng cuốn sổ tay này. Tuy vậy, cuốn Sổ tay Tập II cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định cần phải được hoàn hiện thêm. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 2 PHẦN THỨ NHẤT THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ PHÚC THẨM 3 THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ PHÚC THẨM I. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA KIẾM SÁT VIÊN TRƯỚC KHI MỞ PHIÊN TÒA 1. Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm 1.1. Một số vấn đề chung Xét xử phúc thẩm là cấp thứ hai, là điều kiện để xem xét lại bản án, quyết định sơ thẩm, nhằm bảo đảm TA ra bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Do vậy, Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của VKS. 1.1.1. Thẩm quyền kháng nghị1 - VKS cùng cấp và VKS cấp trên trực tiếp đều có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định của TA cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. - Trường hợp vụ án đã được lãnh đạo VKS cấp trên có ý kiến chỉ đạo, trước khi kháng nghị, VKS cấp dưới phải báo cáo VKS cấp trên xem xét, quyết định2. 1.1.2 Thời hạn kháng nghị3 - Thời hạn kháng nghị bản án sơ thẩm của VKS cùng cấp là mười năm ngày, của VKS cấp trên là ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên án. - Thời hạn kháng nghị quyết định sơ thẩm của VKS cùng cấp là bảy ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là mười lăm ngày, kể từ ngày TA ra quyết định. - Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị là ngày tiếp theo của ngày được xác định. Ngày được xác định là ngày TA sơ thẩm tuyên án hoặc ra quyết định. - Thời điểm kết thúc thời hạn kháng nghị cũng là thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc 24 giờ của ngày đó. Nếu là ngày nghỉ cuối tuần hoặc nghỉ lễ, thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc đầu tiên tiếp theo ngày nghỉ đó4. 1.1.3. Kháng nghị 1 Điều 232 BLTTHS 2 Điều 32 QCKSXXHS 3 Điều 234; khoản 1 Điều 239 BLTTHS; các điều 18; 19 LTCVKSND 4 NQ 05/2005/NQ-HĐTP 4 - Bản kháng nghị được viết theo mẫu hướng dẫn của VKSNDTC5. Nội dung bản kháng nghị phải nêu rõ: + Bản án hoặc quyết định sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự. + Bản án hoặc quyết định sơ thẩm đã áp dụng không đúng điều, khoản của BLHS. + Bản án hoặc quyết định sơ thẩm áp dụng không đúng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. + Kết luận của bản án hoặc quyết định sơ thẩm không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án. + Bản án hoặc quyết định sơ thẩm xử quá nặng hoặc quá nhẹ không phù hợp với chính sách hình sự, không phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. + Quan điểm của VKS về việc giải quyết vụ án6. - Bản kháng nghị của VKS được gửi đến TA đã xét xử sơ thẩm vụ án đó7. 1.2. Phát hiện vi phạm trong bản án, quyết định sơ thẩm 1.2.1. Trách nhiệm của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử ở cấp sơ thẩm - Phát hiện vi phạm về thủ tục tố tụng mà TA (TP, HĐXX) phải tuân thủ trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án như: Tính hợp pháp của các quyết định đưa vụ án ra xét xử; việc giao các quyết định tố tụng; việc triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên toà của TA; việc chấp hành các thủ tục tố tụng tại phiên toà …8. - Phát hiện vi phạm trong biên bản phiên toà, biên bản nghị án, bản án hoặc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Sổ tay kiểm sát viên Kiểm sát viên Kiểm sát viên hình sự Việt Nam Kiểm sát thi hành án hình sự Kiểm sát xét xử giám đốc thẩm Quyền công tốTài liệu có liên quan:
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của kiểm sát viên trong tố tụng hình sự
6 trang 68 0 0 -
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố - Sổ tay kiểm sát viên: Phần 2
39 trang 59 0 0 -
10 trang 34 0 0
-
Một số vướng mắc và kiến nghị áp dụng biện pháp dẫn giải
5 trang 31 0 0 -
7 trang 28 0 0
-
Mẫu Quyết định thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn (Mẫu 76/HC)
1 trang 26 0 0 -
6 trang 25 0 0
-
6 trang 22 0 0
-
12 trang 22 0 0
-
136 trang 21 0 0