Danh mục tài liệu

Sổ tay sản phụ khoa: Những vấn đề trong sản phụ khoa - Phần 2

Số trang: 66      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.98 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quyển sách này bao gồm 14 chương với các chủ đề thường gặp trong sản phụ khoa. Cuốn "Những vấn đề trong sản phụ khoa" phần 2 sẽ gồm những nội dung chính như: Tình huống lâm sàng, triệu chứng và nguyên nhân, thủ thuật và phẫu thuật, chăm sóc hậu sản - hậu phẫu, xét nghiệm, hội chứng, kế hoạch hóa gia đình, siêu âm, sơ sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sổ tay sản phụ khoa: Những vấn đề trong sản phụ khoa - Phần 2 Những vấn đề trong sản phụ khoa Tình huống lâm sàng CHƢƠNG VITÌNH HUỐNG LÂM SÀNG Hướng dẫn cách sử dụng Giả sử anh (chị) tiếp nhận 2 trường hợp “Ngôi mông” và “Ối vỡ sớm”, anh (chị) sẽ ưu tiên khám trường hợp nào trước? Có phải tất cả các trường hợp “Ngôi mông” đều phải nhập viện hay không? Nguy cơ nào xảy ra khi có “Ối vỡ sớm”? Cần phải biết những yếu tố nào để có thể đưa ra hướng xử trí phù hợp trong “Ngôi mông” . . . Chúng tôi hy vọng chương này sẽ giúp anh (chị) thuận lợi hơn khi đưa ra các quyết định. VD: Anh (chị) tiếp nhận 1 trường hợp “Ngôi mông”, anh (chị) sẽ tham khảo bài viết về chủ đề “Ngôi mông”. Trong bài viết về chủ đề này anh (chị) sẽ biết: Khi nào nên cho nhập viện? Những trường hợp nào cần phải được khám ngay? Để có thể đưa ra hướng xử trí thích hợp cần biết những yếu tố gì? . . . Lâm sàng rất đa dạng, vì vậy dù rất cố gắng nhưng chúng tôi cũng không thể đưa ra 1 phác đồ xử trí phù hợp cho tất cả các trường hợp. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các anh (chị) để có thể hoàn thiện bài viết của mình. _________________________________________________________ A. SẢN KHOA 1. Khám sản phụ vào chuyển dạ  Lý do nhập viện. Đánh giá xem sản phụ có cần phải cấp cứu hay không? VD: Lý do nhập viện: Thai 36 tuần (kinh chót) + ra huyết âm đạo.  Sản phụ có khám thai định kỳ (I.B.4-T2) hay không? Nếu có thì có sổ khám thai hay không? Đánh giá xem quá trình mang thai có bình thường hay không? Tuổi thai hiện tại là bao nhiêu? Nếu có bất thường thì đã được xử trí như thế nào? VD: trong quá trình mang thai sản phụ tăng cân khoảng 6 kg  thai suy dinh dưỡng? sản phụ bị cao huyết áp khi thai được 30 tuần  tiền sản giật?  Sản phụ có nhớ ngày kinh cuối không? Có đi siêu âm ở 3 tháng đầu hay không? - Đây là các dữ kiện dùng để tính tuổi thai. (I.B.5-T3) - VD: kinh cuối: 12/04/2004  dự sanh: 19/01/2005, hiện tại thai được 37 tuần (28/12/2004).  Tiền căn sản khoa, phụ khoa của sản phụ. (I.B.1-T1) - Phát hiện những bất thường để có hướng xử trí thích hợp. - VD: PARA: 1011. Sản phụ sanh thường 1 lần cách đây 3 năm, bé trai nặng 3200g, sau sanh không có gì bất thường. Sản phụ bị sẩy thai 1 lần cách đây 2 năm khi thai được 8 tuần. Hiện tại bà ta có 1 con.  Tiền căn nội khoa, ngoại khoa của sản phụ. - Phát hiện những bất thường để có hướng xử trí thích hợp. - VD: bị cao huyết áp, mổ viêm ruột thừa cách đây 3 năm.  Khám tổng quát.  Khám tim, phổi. Đo bề cao tử cung (BCTC) và vòng bụng (VB). Tính tuổi thai, ước lượng trọng lượng thai (ƯLTLT) (ít có giá trị). (III.A.2-T8) Phát hiện bất thường. VD: đa thai, đa ối . . . bề cao tử cung lớn hơn tuổi thai; thai suy dinh dưỡng trong tử cung, thiểu ối . . . bề cao tử cung nhỏ hơn tuổi thai.ThS. Nguyễn Quốc Tuấn 38BM Sản-Trường ĐHYD Cần Thơ Những vấn đề trong sản phụ khoa Tình huống lâm sàng VD: BCTC: 32 cm; VB: 96cm  ƯLTLT: 3200g. Đánh giá cơn co tử cung. - Chẩn đoán phân biệt chuyển dạ thật hay giả. (III.B.1-T15) - Phát hiện những bệnh lý làm cơn co tử cung bất thường. VD: nhau bong non thì cơn co tử cung cường tính . . . - Tìm nguyên nhân gây chuyển dạ kéo dài (III.B.3-T16). VD: do cơn co thưa. - VD: có 3 cơn co trong 10 phút: co 25” nghỉ 2’30”; co 30” nghỉ 3’; co 25” nghỉ 2’45”  Thủ thuật Leopold. - Xác định ngôi, thế và xem thai có lọt hay chưa? - VD: ngôi đầu, thế trái, chưa lọt.  Nghe tim thai. Đánh giá sức khỏe của thai. (III.A.4-T8) Tim thai là yếu tố quan trọng quyết định phương pháp và thời điểm chấm dứt thai kỳ. Tùy theo ngôi thai mà vị trí nghe tim thai khác nhau. VD: tim thai nghe ở dưới rốn, ở ¼ bên phải. Nhịp tim 150 lần/ 1 phút, đều, rõ. Khám cổ tử cung. (độ mở, độ xóa, hướng, mật độ) - Xác định giai đoạn chuyển dạ (III.B.2-T15). Chuyển dạ thật sự bắt đầu khi cơn co tử cung đều đặn (rất khó xác định giai đoạn này). Phân loại giai đoạn chuyển dạ phụ thuộc vào độ mở của cổ tử cung. - VD: cổ tử cung mở 4 cm, xóa 50%, trung gian, mật độ mềm.  Khám xem ối còn hay ối vỡ.  Nếu ối còn thì xem ối dẹt hay ối phồng. - VD: ối phồng.  Nếu ối đã vỡ (III.G.1-T22) thì xem màu sắc của nước ối. (III.G.1-T22) - Màu sắc nước ối có thể giúp đánh giá tình trạng của thai. - VD: ối vỡ hoàn toàn, nước ối xanh loãng.  Khám ngôi thai. Xác định ngôi thai (III.A.6-T9), kiểu thế (III.A.7-T10), độ lọt (III.A.8- T10) để có hướng xử trí thích hợp. Có bướu huyết thanh không (III.A.9-T11)? Có dấu hiệu chồng xương không? VD: ngôi chẩm, kiểu thế chẩm chậu trái trước, lọt + 1, có bướu huyết thanh nhỏ. Khám khung chậu trong. - Là 1 t ...