Danh mục tài liệu

Sổ tay truyền thông về nâng cao năng lực của phụ nữ ứng phó với biến đổi khí hậu (Dành cho tuyên truyền viên)

Số trang: 100      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.84 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sổ tay truyền thông về nâng cao năng lực của phụ nữ ứng phó với biến đổi khí hậu (Dành cho tuyên truyền viên) cung cấp kiến thức cho người đọc như: Kiến thức chung về giới và giảm nhẹ rủi ro thiên tai; Kỹ năng truyền thông; Sinh hoạt tổ/nhóm theo chủ đề;Kịch bản, tiểu phẩm về giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sổ tay truyền thông về nâng cao năng lực của phụ nữ ứng phó với biến đổi khí hậu (Dành cho tuyên truyền viên) SỔ TAY TRUYỀN THÔNG VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA PHỤ NỮ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Dành cho tuyên truyền viên) 2 SỔ TAY TRUYỀN THÔNG VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA PHỤ NỮ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khí hậu RRTT Rủi ro thiên tai TT DBTT Tình trạng dễ bị tổn thương TTV Tuyên truyền viên SỔ TAY TRUYỀN THÔNG VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA PHỤ NỮ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 3 MỤC LỤC PHẦN 1 PHẦN 2 KIẾN THỨC CHUNG VỀ GIỚI VÀ KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 1. Một số loại hình thiên tai phổ biến 1. Khái niệm truyền thông 2. Các khái niệm cơ bản về thiên tai 2. Một số hình thức truyền thông 3. Biến đổi khí hậu 3. Một số kỹ năng cần thiết của tuyên 4. Các khái niệm cơ bản về giới truyền viên 5. Tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu tới các đối tượng dễ bị tổn thương 6. Giới với giảm nhẹ RRTT 7. Những việc phụ nữ và cộng đồng cần làm để giảm nhẹ RRTT PHẦN 3 PHẦN 4 SINH HOẠT TỔ/NHÓM THEO CHỦ ĐỀ KỊCH BẢN, TIỂU PHẨM VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI Chủ đề 1: Nhận diện một số loại hình thiên tai Chủ đề 2: Giới thiệu một số khái niệm về thiên tai Chủ đề 3: Tìm hiểu về biến đổi khí hậu Chủ đề 4: Ai chịu tác động nhiều nhất từ thiên tai và biến đổi khí hậu Chủ đề 5: Phụ nữ và cộng đồng có thể làm gì để giảm nhẹ rủi ro thiên tai 4 SỔ TAY TRUYỀN THÔNG VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA PHỤ NỮ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU P1 P2 P3 P4 LỜI NÓI ĐẦU Biến đổi khí hậu đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, khu vực và ở Việt Nam do các hoạt động của con người làm phát thải quá mức khí nhà kính vào bầu khí quyển. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Vấn đề biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như lương thực, nước, năng lượng, các vấn đề về an toàn xã hội, văn hóa, ngoại giao và thương mại. Đây là vấn đề đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm, cam kết đưa ra các hoạt động giảm thiểu phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH). Là một trong những nước chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5°C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Theo tính toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3°C và mực nước biển có thể dâng 1m vào năm 2100. Nếu mực nước biển dâng 1m, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hằng năm, trong đó có 90% diện tích thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập hầu như toàn bộ Ngoài ra, BĐKH đang thay đổi và làm gia tăng các rủi ro thiên tai ở Việt Nam cũng như tăng nguy cơ đối với các vấn đề phát triển và an toàn. Do vị trí địa lý và địa hình của mình, Việt Nam phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai khốc liệt, trong đó nhiều nhất là các loại hình thiên tai liên quan đến thời tiết. Trong các loại thiên tai, bão và lũ là thường xuyên và nguy hiểm nhất. Hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất và cháy rừng cũng là một trong những loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra. BĐKH và thiên tai gây hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước. Trong vòng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng khoảng 0,5°C; Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè; Nhiệt độ ở phía Bắc tăng nhanh hơn so với ở phía Nam. Số ngày nắng nóng gia tăng; số ngày rét đậm, rét hại hoặc nhiệt độ thấp giảm nhưng có năm rét đậm kéo dài với cường độ mạnh kỷ lục 38 ngày như đầu năm 2008; gần đây là đợt rét hại kéo dài gần 01 tháng (31/1-2/2/2011). Tần số hoạt động của không khí lạnh ở Bắc Bộ giảm rõ rệt trong 3 thập kỷ qua. Số ngày mưa phùn giảm rõ rệt. Mưa trái mùa và mưa lớn dị thường xảy ra nhiều hơn, nổi bật là đợt mưa tháng 11 năm 2008 ở Hà Nội và lân cận. Khu vực đổ bộ của xoáy thuận nhiệt đới lùi dần về phía Nam. Tần số bão rất mạnh (> cấp 12) tăng. Mùa bão kết thúc muộn hơn. Mực nước trung bình vùng ven biển Việt Nam đã tăng khoảng 2,8 mm/năm. SỔ TAY TRUYỀN THÔNG VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA PHỤ NỮ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 5 Vì vậy, Vấn đề biến đổi khí hậu được Chính phủ Việt Nam xem như một thách thức và mối quan tâm lớn. Do đó, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều Chương trình nhằm ứng phó với vấn đề này. Cụ thể: Ban chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã được thành lập với 18 thành viên từ các Bộ. Chính phủ Việt Nam đã ban hành n ...