Danh mục tài liệu

Sôlôkhốp và truyện Số phận một con người

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 144.62 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tác giả Sôlôkhốp (1905 – 1984) là nhà văn lỗi lạc của nước Nga, được giải thưởng Nobel về văn chương năm 1965. Ông cũng là một trong số những nhà văn tự học mà thành tài. Năm 1926, Sôlôkhôp lần đầu xuất hiện trên văn đàn với 2 tập truyện ngắn: “Truyện sông Đông” và “Thảo nguyên xanh”. “Đất vỡ hoang” và “Sông đông êm đềm” là 2 cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất làm rạng rỡ sự nghiệp văn chương của Sôlôkhôp, đưa tên tuổi ông vào hàng ngũ “những nhà văn xuôi lớn nhất thế kỷ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sôlôkhốp và truyện Số phận một con người Sôlôkhốp và truyện Số phận một con người Tác giả Sôlôkhốp (1905 – 1984) là nhà văn lỗi lạc của nước Nga, được giải thưởngNobel về văn chương năm 1965. Ông cũng là một trong số những nhà văn tự học màthành tài. Năm 1926, Sôlôkhôp lần đầu xuất hiện trên văn đàn với 2 tập truyện ngắn:“Truyện sông Đông” và “Thảo nguyên xanh”. “Đất vỡ hoang” và “Sông đông êmđềm” là 2 cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất làm rạng rỡ sự nghiệp văn chương củaSôlôkhôp, đưa tên tuổi ông vào hàng ngũ “những nhà văn xuôi lớn nhất thế kỷ 20”.Năm 1957, Sôlôkhôp viết truyện “Số phận con người” mô tả chiến tranh trong bộ mặtthật của nó, biểu dương khí phách anh hùng của người lính Xô Viết, khám phá chiềusâu tính cách Nga bình dị, nhân ái - tất cả được thể hiện bằng một bút pháp nghệ thuậtđộc đáo đầy sáng tạo, hấp dẫn vô cùng. Tóm tắt truyện “Số phận con người” Gần một năm sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, mùa xuân năm 1946,trên đường đi công tác, tác giả gặp Xôcôlốp và anh đã kể cho tác giả nghe về cuộc đờivô cùng gian truân và đau khổ của mình. Chiến tranh bùng nổ, anh ra trận để lại quênhà vợ và 3 con. Sau một năm chiến đấu, hai lần anh bị thương nhẹ vào tay và chân.Tiếp đó, anh bị bắt làm tù binh, bị đày đọa suốt 2 năm trời trong các trại tập trung củaphát xít Đức. Lao dịch, nhục hình, đói rét, tử thần đêm ngày đe dọa. Năm 1944, giặcbị thua to trên mặt trận Xô-Đức, bọn phát xít bắt tù binh làm lái xe. Nhân cơ hội đó,Xôcôlốp đã bắt sống một tên trung tá Đức, lái xe chạy thoát về phía Hồng quân. Lúcnày, anh mới biết tin về vợ và 2 con gái anh đã bị bom giặc giết hại. Anatôli, cậu contrai giỏi toán của anh nay đã trở thành đại uý pháo binh Hồng quân. Hai cha con cùngtham dự chiến dịch công phá Beclin, sào huyệt của Hitle. Đúng ngày 9/5/1945 ngàychiến thắng, một tên thiện xạ Đức đã bắn lén giết chết Anatôli, niềm hy vọng cuốicùng của anh. Chiến tranh kết thúc, Xôcôlốp được giải ngũ, nhưng anh không trở vềVôrônegiơ quê hương nữa. Một đồng đội bị thương đã giải ngũ có lần mời anh về nhàchơi, Xôcôlốp nhớ ra và tìm đến Uriupinxcơ. Anh xin được làm lái xe chở hàng hóavề các huyện và chở lúa mì về thành phố. Mỗi lần đưa xe về thành phố anh lại tạt vàocửa hiệu giải khát uống một li rượu lử người. Anh đã gặp bé Vania đầu tóc rối bù, áoquần rách bươm xơ mướp nhưng cặp mắt như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưađêm. Nó ăn ngay ở hiệu giải khát, ai cho gì thì ăn nấy. Bạ đâu ngủ đó. Xôcôlốp xúcđộng quyết định: “Mình sẽ nhận nó làm con nuôi!” Xôcôlốp nói với bé Vania: “Là bốcủa con” khi nó nghẹn ngào hỏi: “Thế chú là ai?” Đưa Vania về nhà vợ chồng ngườibạn, Xôcôlốp tắm rửa; cắt tóc, sắm áo quần cho bé. Nhìn nó ăn xúp bắp cải, vợ ngườibạn lấy tạp dề che mặt khóc. Lần đầu tiên sau chiến tranh, Xôcôlốp được ngủ một giấcyên lành. Còn bé Vania rúc vào nách bố nuôi như con chim sẻ dưới mái rạ, ngáy khekhẽ. Ngày và đêm, bé Vania không chịu rời Xôcôlốp. Một chuyện rủi ro xẩy đến,Xôcôlốp bị người ta tước mất bằng lái xe. Mất việc, anh đưa bé Vania đi bộ đếnKasarư sống. Nhìn 2 bố con đi xa dần với một nỗi buồn thấm thía, chợt đứa bé quaylại nhìn nhà văn, vẫy vẫy bàn tay bé xíu hồng hồng. Như có móng sắc nhọn bóp lấytim mình, tác giả vội quay mặt đi… Phân tích nhân vật Xôcôlốp Trong truyện “Số phận con người” của nhà văn Sôlôkhốp để cho thấy,nhiệt tình tố cáo thảm họa chiến tranh, mô tả chiến tranh trong bộ mặt thật củanó, biểu dương khí phách anh hùng của người lính Xô viết, khám phá chiều sâutính cách Nga bình dị, nhân ái” - được thể hiện bằng một bút pháp nghệ thuậtđiêu luyện, độc đáo. BÀI LÀM Hêminguây (1899-1960) văn hào Mỹ, được giải thưởng Nôbel về văn chươngnăm 1954 đã từng viết: “Tôi rất thích văn học Nga… Trong các nhà văn hiện đại tôithích Sôlôkhốp”. Là nhà văn Xô Viết được giải thưởng Nobel về văn học năm 1965,Sôlôkhốp được ca ngợi là “một trong những nhà văn xuôi lớn nhất thế kỷ 20”. “Đất vỡ hoang”, “Sông Đông êm đềm”,… và “Số phận con người” đã đem đếnvinh quang cho Sôlôkhốp. Truyện “Số phận con người” xuất hiện trên báo “Sự thật”vào cuối năm 1956. Hình ảnh nhà văn Xôcôlốp để lại trong lòng ta bao ám ảnh về sốphận con người đầy bất hạnh thương đau. Qua số phận nhân vật này, ta cảm nhận sâusắc nhiệt tình tố cáo thảm họa chiến tranh, mô tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó;biểu dương khí phách anh hùng của người lính Xô viết, khám phá chiều sâu tính cáchNga bình dị, nhân ái - được thể hiện bằng một bút phát nghệ thuật điêu luyện, độc đáocủa nhà văn Sôlôkhốp. Đọc “Số phận con người” ta vô cùng xúc động trước trang đời đầy nước mắt vàmáu của nhân vật Xôcôlốp. Năm 1941, phát xít Đức bất ngờ tấn công Liên Xô. Cùngvới hàng triệu người Xô viết cầm vũ khí đứng lên, Xôcôlốp ra trận. Anh nếm trảinhững gian truận, thất bại buổi đầu của Liên Xô. Hai lần bị thương vào chân và tay.Rồi anh bị giặc bắt, bị đày đọa suốt hai năm trong nhiều trại tập trung. Sống bằng xúplõng bõng, bánh mì lẫn mạt cưa. Áo quần xơ xác, lao động khổ sai, người tù ra bọcxương. Hàng trăm tù binh bỏ mạng. Tù binh Nga bị bọn phát xít đánh bằng thanh sắt,thanh gỗ, thanh củi, đánh bằng báng súng, đấm bằng tay, đạp bằng chân vô cùng dãman. Bọn chỉ huy trại đấm vào mặt, vào mũi tù binh cho hộc máu ra; chúng gọi đó làtrò “phòng bệnh cúm”. Chúng “sáng tạo” ra mọi cách cực kỳ man rợ để đánh đập bắngiết tù binh. Đêm và ngày, lúc lao động khổ sai và lúc bị nhốt sau hàng rào dây thépgai, Xôcôlốp cũng như các tù binh khác bị cái chết bủa vây, bị tử thần rình rập. Sau 5 năm chiến tranh, hơn 20 triệu người Xô viết bị chết, hàng ngàn thànhphố, hàng vạn làng mạc bị bom đạn phát xít biến thành tro tàn. Gia đình Xôcôlốp gánhchịu bao mất mát đau thương. Vợ và 2 con gái bị giặc ném bom giết hại. Con trai - đạiuý pháo binh Anatôli, niềm tự hào cuối cũng đã ngã xuống trong ...