Danh mục tài liệu

Sự ảnh hưởng của chức năng kiểm soát đến hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong đầu tư công xây dựng hạ tầng đường bộ tại Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 119.58 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kiểm soát đầu tư là một chức năng quan trọng của hoạt động quản lý Nhà nước trong đầu tư công xây dựng hạ tầng đường bộ trong điều kiện hạn chế về nguồn vốn cũng như giải quyết vấn đề thất thoát vốn đầu tư công tại Việt Nam. Bài báo nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của chức năng kiểm soát tới hiệu quả quản lý nhà nước trong đầu tư công xây dựng hạ tầng đường bộ tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các nhóm nhân tố thuộc về chức năng kiểm soát đầu tư liên quan đến “hành lang pháp lý trong công tác kiểm soát” (CTL1), “các tiêu chí kiểm soát” (CTL3), “tính minh bạch trong công tác kiểm soát” (CTL4) và “xử lý sai lệch kế hoạch” (CTL6) cho thấy sự ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê (p
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự ảnh hưởng của chức năng kiểm soát đến hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong đầu tư công xây dựng hạ tầng đường bộ tại Việt Nam Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, NUCE 2020. 14 (2V): 122–130 SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ CÔNG XÂY DỰNG HẠ TẦNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM Nguyễn Lương Hảia,∗ a Khoa Quản lý xây dựng, Trường Đại học Giao thông vận tải, số 3 Đường Cầu Giấy, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 04/02/2020, Sửa xong 17/5/2020, Chấp nhận đăng 18/5/2020 Tóm tắt Kiểm soát đầu tư là một chức năng quan trọng của hoạt động quản lý Nhà nước trong đầu tư công xây dựng hạ tầng đường bộ trong điều kiện hạn chế về nguồn vốn cũng như giải quyết vấn đề thất thoát vốn đầu tư công tại Việt Nam. Bài báo nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của chức năng kiểm soát tới hiệu quả quản lý nhà nước trong đầu tư công xây dựng hạ tầng đường bộ tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các nhóm nhân tố thuộc về chức năng kiểm soát đầu tư liên quan đến “hành lang pháp lý trong công tác kiểm soát” (CTL1), “các tiêu chí kiểm soát” (CTL3), “tính minh bạch trong công tác kiểm soát” (CTL4) và “xử lý sai lệch kế hoạch” (CTL6) cho thấy sự ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê (p Hải, N. L. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng Tuy vậy, chức năng kiểm soát đầu tư, trong đó bao gồm hoạt động giám sát, kiểm tra, đánh giá và xử lý sai lệch [3] kế hoạch đầu tư chưa thật sự phát huy hiệu quả theo đúng chức năng quản lý của nó. Cụ thể, thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước đã chỉ ra khá nhiều sai phạm trong hoạt động đầu tư công xây dựng hạ tầng giao thông, các sai phạm này xảy ra ở hầu hết các khâu từ khi chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và quyết toán vốn đầu tư hoàn thành [4]. Theo số liệu báo cáo của Thanh tra Bộ Tài chính, trong hai năm 2008-2009, thanh tra toàn diện tại 12 dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng giao thông, kết quả cho thấy 100% dự án có sai phạm về tài chính. Tổng giá trị sai phạm đã phát hiện và kiến nghị giảm chi là 961,177 tỷ đồng [5]. Đặc biệt Kiểm toán Nhà nước sau khi kiểm toán chuyên đề đầu tư xây dựng công trình đường bộ theo hình thức hợp đồng kinh doanh chuyển giao ở 74 dự án thực hiện trong giai đoạn 2010-2017 đã phát hiện sai phạm 140.216,700 tỷ đồng, thu nộp ngân sách 7.619,800 tỷ đồng và kiến nghị giảm thời gian thu phí 65 năm 3 tháng [6]. Chính sách của Nhà nước về kiểm soát đầu tư thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư công nói chung và đầu tư công trong xây dựng công trình đường bộ nói riêng trong những năm gần đây đã được chú trọng và đã được luật hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật để các tổ chức và cá nhân có khung cơ sở pháp lý thực hiện. Lần đầu tiên, chính phủ ban hành Quyết định số 80/2005/QĐ-Ttg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng; tiếp theo thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-KH&ĐT-UBMTTQVN-TC ngày 04/12/2006 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 80/2005/QĐ-Ttg. Cụ thể hơn, công tác giám sát đánh giá đầu tư được thực hiện theo Nghị định số 113/2009/NĐ-CP của Chính phủ và thông tư số 13/2010/TT-BKH. Hiện nay, theo hướng dẫn mới nhất tại Nghị định 84/2015/NĐ-CP của chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư; và được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT về biểu mẫu báo cáo giám sát và đánh giá giám sát đầu tư cho các loại hình đầu tư công và cả các loại hình đầu tư ngoài nhà nước. Mặc dù đã có các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cho công tác giám sát và đánh giá đầu tư nói trên, các hệ thống cơ sở pháp lý này chưa quy định rõ các tiêu chí cụ thể được sử dụng cho quy trình giám sát và đánh giá đầu tư đảm bảo tính đầy đủ, đồng bộ và rõ ràng. Thực tiễn về kiểm soát hoạt động đầu tư công xây dựng hệ thống giao thông đường bộ ở Việt Nam trên thực tế đã cho thấy: (1) chức năng kiểm soát đầu tư công đối với việc phát triển hệ thống giao thông đường bộ đóng vài trò hết sức quan trọng; (2) chức năng kiểm soát đầu tư ảnh hưởng đến chất lượng toàn bộ quá trình quản lý nhà nước trong đầu tư phát triển giao thông đường bộ. Tuy vậy, hiện tại chưa có công trình nghiên cứu xem xét toàn diện nội dung cũng như sự ảnh hưởng của chức năng kiểm soát đến hiệu quả quản lý nhà nước trong đầu tư công XDHT đường bộ tại Việt Nam. Thay vào đó, là các nghiên cứu mang tính chất định tính liên quan đến một số khía cạnh của hoạt động kiểm soát và/hoặc quản lý nhà nước về đầu tư công. Cụ thể, ở cấp độ nghiên cứu trong phạm vi quốc gia hoặc vùng có thể nhận thấy các nghiên cứu thường đề cập những vấn đề mang tích chất vĩ mô và có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng hạ tầng đường bộ tại Việt Nam, được thực hiện thông qua các đề tài nghiên cứu và luận án tiến sỹ. Theo đó, một số tác giả trong nghiên cứu của mình đã đề cập đến việc tăng cường và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cũng như giám sát quy hoạch [7, 8], công tác quản lý đầu tư [9] nhằm phát triển hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông tại Việt Nam theo hướng bền vững. Nghiên cứu gần đây, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam được thực hiện [2], trong đó nhấn mạnh yếu tố sự phù hợp của quy hoạch, điều kiện kinh tế, và phát triển nguồn nhân lực; hoặc mô hình các chỉ tiêu liên quan đến đánh giá kết thúc dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức đối tác công tư được nghiên cứu [10]. Bên cạnh đó, ở các nghiên 123 Hải, N. L. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng cứu trong phạm v ...