Danh mục tài liệu

Sự du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản thời Cổ - Trung đại

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 667.55 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phật giáo ra đời từ thế kỉ VI TCN tại Ấn Độ. Trong quá trình phát triển, Phật giáo được truyền bá đi khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, Phật giáo không trực tiếp đến Nhật Bản từ Ấn Độ mà du nhập vào quốc gia này từ Triều Tiên và Trung Quốc. Bài viết này trình bày về sự du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản trong thời Cổ - Trung đại trong đó tập trung làm rõ hai nội dung chính là con đường du nhập và cách thức du nhập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản thời Cổ - Trung đạiHNUE JOURNAL OF SCIENCESocial Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 140-145This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2018-0037SỰ DU NHẬP CỦA PHẬT GIÁO VÀO NHẬT BẢN THỜI CỔ - TRUNG ĐẠITrần Nam TrungKhoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Phật giáo ra đời từ thế kỉ VI TCN tại Ấn Độ. Trong quá trình phát triển, Phật giáođược truyền bá đi khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, Phật giáo không trực tiếp đến Nhật Bảntừ Ấn Độ mà du nhập vào quốc gia này từ Triều Tiên và Trung Quốc. Bài viết này trình bàyvề sự du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản trong thời Cổ - Trung đại trong đó tập trung làm rõhai nội dung chính là con đường du nhập và cách thức du nhập.Từ khóa: Phật giáo Nhật Bản, lịch sử Nhật Bản, Phật giáo Triều Tiên, Cổ - trung đại.1.Mở đầuLịch sử Nhật Bản nói chung, lịch sử Phật giáo nhật Bản nói riêng từ lâu là đề tài thu hút sựquan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Có thể kể tên hàng loạt các nhànghiên cứu trong vấn đề này: D.T Suzuki với Zen and Japanese culture (Thiền tông và văn hoáNhật Bản), xuất bản năm 1959 bởi Princeton University Press; Ishida Kazuyoshi với công trìnhNhật Bản tư tưởng sử, bản dịch tiếng Việt của Châm Vũ Nguyễn Văn Tần, xuất bản năm 1963 tại SàiGòn; Thiền sư Thích Thiên Ân với công trình Lịch sử tư tưởng Nhật Bản, Nhà xuất bản PhươngĐông ấn hành năm 1965 tại Sài Gòn; G.B Sansom với Lược sử văn hoá Nhật Bản gồm 2 tập, Nhàxuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 1989, 1990; George Sansom với Lịch sử Nhật Bản, 3 tập,Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 1994 và 1995; Kitagawa với công trình Nghiên cứutôn giáo Nhật Bản, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, (2002); Giác Dũng với công trình Lịch sửPhật giáo Nhật Bản, Nhà xuất bản Tôn giáo ấn hành năm 2002; Murakami Shigeyoshi với tácphẩm Tôn giáo Nhật Bản, Nhà xuất bản Tôn giáo phát hành năm 2005; Nguyễn Thanh Tuấn vớitác phẩm Phật giáo với văn hoá Việt Nam và Nhật Bản qua một cách tham chiếu, Viện Văn hóavà Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa ấn hành năm 2009... Những tác giả trên trong các công trìnhcủa mình đã đề cập và phân tích đến nhiều vấn đề khác nhau song chưa có công trình nào đi sâutìm hiểu một cách hệ thống về con đường và cách thức du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản trongthời Cổ - Trung đại. Trong bài báo này, tác giả bài viết sẽ tập trung phân tích để làm sáng tỏvấn đề con đường và cách thức du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản trong thời Cổ - trung đại.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Con đường du nhập của Phật giáo vào Nhật BảnTrong việc du nhập văn hóa nói chung và tôn giáo nói riêng (trong đó có Phật giáo), conđường du nhập có vai trò rất quan trọng bởi nó sẽ quy định nhân tố được du nhập đến từ đâu và dovậy sẽ có ảnh hưởng đến nhiều mặt đối với nhân tố được du nhập. Việc du nhập Phật giáo vàoNhật Bản cũng nằm trong quy luật này.Ngày nhận bài: 1/1/2018. Ngày sửa bài: 19/3/2018. Ngày nhận đăng: 29/3/2018.Tác giả liên hệ: Trần Nam Trung. Địa chỉ e-mail: halantrung@gmail.com140Sự du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản thời cổ - trung đạiTrong thực tế lịch sử, Phật giáo đã được du nhập đến Nhật Bản thông qua hai con đường, ứngvới hai giai đoạn lịch sử khác nhau trong mối liên quan với các nhân tố khác như địa lí, chính trị,xã hội... Trong giai đoạn đầu (thế kỉ VI - thế kỉ VII), Phật giáo được du nhập đến Nhật Bản từTriều Tiên; giai đoạn thứ hai (từ thế kỉ VII về sau), Phật giáo được du nhập trực tiếp vào Nhật Bảntừ Trung Quốc. Vì Phật giáo Triều Tiên được truyền đến từ Trung Quốc nên khi được du nhậpvào Nhật Bản thì dù là từ Triều Tiên hay Trung Quốc, về cơ bản đều là Phật giáo Đại thừa.Từ thế kỉ VII trở về trước, Phật giáo từ Triều Tiên được truyền bá đến Nhật Bản. Có nhiều lído dẫn tới việc này. Trước tiên là ảnh hưởng của nhân tố địa lí. Trong khi khoảng cách từ TrungQuốc đến Nhật Bản là khá lớn (khoảng 800 km đường biển) thì nơi gần nhất giữa Nhật Bản vớiTriều Tiên chỉ khoảng 180 km, do vậy, việc đi lại giữa Nhật Bản với Triều Tiên thuận lợi hơnnhiều so với Trung Quốc. Sau nhân tố địa lí, quan hệ chính trị, ngoại giao là nhân tố rất quantrọng quyết định việc truyền bá Phật giáo từ Triều Tiên đến nước Nhật. Trong lịch sử Nhật Bản,từ thế kỉ IV, ảnh hưởng của nước này ở Triều Tiên ngày càng lớn khi chiếm được vùng đấtMimana (Nhậm Na) ở phía nam bán đảo Triều Tiên và thiết lập liên minh với Bách Tế, một trongba nước thời Tam quốc ở đây. Trong khi đó, Phật giáo từ Trung Quốc đã được truyền bá đếnTriều Tiên từ khá sớm. Theo ghi chép của cuốn Tam quốc sử ký thì Phật giáo từ Trung Quốctruyền đến Cao Cú Li (Goguryeo) thời vua Tiểu Thú Lâm Vương năm 372, đến Bách Tế (Baekje)thời vua Chẩm Lưu năm 384 và đến Tân La (Silla) thời vua Pháp Hưng Vương năm 528 [ 8;tr.57].Năm 538 (có tài liệu nói năm 552) vua Bách Tế (Baekje), để nhận được sự ủng hộ của Nhật Bản đãcử sứ đoàn sang gửi biếu Thiên hoàng Nhật Bản một tượng Phật, một ...