Danh mục tài liệu

Sử dụng mô hình Camels trong phân tích báo cáo tài chính ngân hàng thương mại nghiên cứu tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 320.47 KB      Lượt xem: 43      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Sử dụng mô hình Camels trong phân tích báo cáo tài chính ngân hàng thương mại nghiên cứu tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng" trình bày kết quả sử dụng mô hình Camels trong phân tích báo cáo tài chính NHTM, lấy ví dụ điển hình tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank). Việc phân tích BCTC có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều bên liên quan, như nhà đầu tư, người gửi tiền, cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý, các đối tác trong kinh doanh, cơ quan thuế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng mô hình Camels trong phân tích báo cáo tài chính ngân hàng thương mại nghiên cứu tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng SỬ DỤNG MÔ HÌNH CAMELS TRONG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NGHIÊN CỨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG TS. Nguyễn Minh Phương Học viện Ngân hàng Tóm tắt Mô hình Camels bao gồm các tiêu chí phân tích một ngân hàng thương mại khá toàn diện như Vốn, Chất lượng tài sản, Quản trị, Khả năng sinh lời, Thanh khoản, Độ nhạy cảm. Để hiểu được báo cáo tài chính (BCTC) ngân hàng thương mại (NHTM), nếu chỉ nhìn vào những con số được công bố, người đọc có thể bị choáng ngợp, lúng túng, mất phương hướng. Với mục tiêu đưa các dữ liệu vào tính toán các tỉ số cần thiết theo các tiêu chí phù hợp, mô hình Camels đã giúp người phân tích biến các con số vô hồn trở nên biết nói, có ý nghĩa, có thể hiểu được. Từ đây, những người quan tâm tới BCTC sẽ nắm được điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và có những quyết định phù hợp. Từ khoá: Báo cáo tài chính, Camels, VP Bank. 1. Đặt vấn đề Bài viết trình bày kết quả sử dụng mô hình Camels trong phân tích báo cáo tài chính NHTM, lấy ví dụ điển hình tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank). Việc phân tích BCTC có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều bên liên quan, như nhà đầu tư, người gửi tiền, cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý, các đối tác trong kinh doanh, cơ quan thuế mà cụ thể như giúp (i) Đánh giá đúng thực chất kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong quá khứ, phát hiện kịp thời những thiếu sót, những nhân tố làm giảm kết quả hoạt động kinh doanh và có biện pháp chủ động xử lý. (ii) Nhận biết và dự đoán trước các loại rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động nhằm chủ động đưa ra các biện pháp phòng ngừa (iii) Định hướng các quyết định của ban lãnh đạo ngân hàng nhằm đảm bảo mối quan hệ hài hoà giữa các mục tiêu lợi nhuận, rủi ro và an toàn. Có rất nhiều phương pháp phân tích báo cáo tài chính như: phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ đối chiếu, hương pháp phân tích nhân tố, phương pháp đồ thị, phương pháp biểu đồ, phương pháp toán tài chính...tuy nhiên, sử dụng mô hình Camels giúp nhà phân tích có một phương pháp hệ thống, logic, phân tích gần như đầy đủ các khía cạnh kinh tế của một ngân hàng. 234 2. Giới thiệu mô hình Camels Hệ thống đánh giá CAMELS do Cục Quản lý các tổ hợp tín dụng Hoa Kỳ xây dựng và được thông qua năm 1987. Sau khủng hoảng kinh tế Châu Á 1997, hệ thống CAMELS được IMF và WB khuyến nghị áp dụng ở các nước bị khủng hoảng như một trong các biện pháp để tái thiết khu vực tài chính. Mục đích chính của CAMELS bắt nguồn từ mong muốn cung cấp công cụ phân tích cho nhà quản lý để giám sát các tổ chức tài chính thông qua việc đánh giá toàn diện hoạt động của một NHTM. Sau khi phân tích, các số liệu sẽ được đưa vào các thang đo từ 1-5 để giúp các nhà quản lý có cái nhìn bao quát nhất về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Dựa theo nghiên cứu của tác giả Wirnkar A.D và Tanko M. trong bài nghiên cứu “Camel and the Bank performance: Evaluation: the way forward” năm 2008, việc sử dụng mô hình Camel trong phân tích đánh giá thông qua 5 tiêu chí cơ bản: mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy), chất lượng tài sản (Asset Quality), năng lực quản lý (Management Soundness), lợi nhuận (Earnings and Profitability), Thanh khoản (Liquidity). Bên cạnh đó, nghiên cứu năm 2010 của hai nhà nghiên cứu Mihir Dash và Annyesha Das với đề tài “A CAMELS analysis of the Indian Banking Industry” đã bổ sung thêm yếu tố mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (Sensitivity to market risk) trong việc nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Ở Việt Nam, mô hình Camels được áp dụng vào phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM từ khi ban hành quy chế xếp loại các tổ chức tín dụng Việt Nam theo quyết định số 292/1998/QĐ-NHNN5. Từ năm 2008, Camels đã chính thức được áp dụng nhằm đánh giá, xếp loại NHTM Cổ phần theo quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12/3/2008 (Trịnh, 2014). Bài viết sau đây tập trung làm rõ việc áp dụng mô hình CAMELS để phân tích BCTC một NHTM như thế nào. Việc xếp loại tổ chức tín dụng căn cứ vào kết quả sau phân tích sẽ được làm rõ trong các công trình nghiên cứu khác. Trong đó, từng tiêu chí được làm rõ như sau: 235 Bảng 1: Tổng hợp các nội dung của mô hình Camels Tiêu chí Ý nghĩa của tiêu chí Bộ tỷ số đề xuất áp dụng phân tích Nguồn số liệu 1. Capital Là lượng vốn CSH của 1. Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR Báo cáo tài NH sẵn có để hỗ trợ hoạt 2. Hệ số đòn bẩy tài chính L chính động kinh doanh của NH, (leverage) Báo cáo bù đắp rủi ro (tổn thất 3. Hệ số tạo vốn nội bộ ICG (Internal thường niên ngoài dự kiến) Capital Generation) 4. Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản… 2. Assets Chất lượng tài sản là tiêu 1. Tỉ lệ nợ quá hạn Báo cáo tài chí quan trọng bởi nếu chất 2. Tỉ lệ nợ xấu chính lượng tài sản thấp sẽ ảnh 3. Chi phí dự phòng trên tổng dư nợ hưởng đến: 4. Dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ  An toàn vốn 5. Tỉ lệ xóa nợ  Hiệu quả kinh doanh 6. Tỉ lệ thu lãi  Thanh khoản của NH…  Các kỹ năng quản trị Thuyết minh 3. Đóng vai trò quan trọng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: