Sử dụng tài liệu thực trong giảng dạy môn Văn hóa Anh Mỹ từ góc nhìn của giảng viên
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 539.96 KB
Lượt xem: 46
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bai viết nghiên cứu việc sử dụng tài liệu thực trong giảng dạy môn Văn hóa Anh Mỹ cho sinh viên Ngôn ngữ Anh dưới góc nhìn của các giảng viên trực tiếp giảng dạy môn học này. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một vài đề xuất nhằm đảm bảo TLT được sử dụng hiệu quả hơn nữa trong giảng dạy môn học này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng tài liệu thực trong giảng dạy môn Văn hóa Anh Mỹ từ góc nhìn của giảng viên Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 7, số 1, 2023 SỬ DỤNG TÀI LIỆU THỰC TRONG GIẢNG DẠY MÔN VĂN HÓA ANH MỸ TỪ GÓC NHÌN CỦA GIẢNG VIÊN Nguyễn Thu Trang Trường Đại học Luật Hà Nội Email: mstranghlu@gmail.com (Nhận bài: 14/01/2023; Hoàn thành phản biện: 05/04/2023; Duyệt đăng: 28/04/2023) Tóm tắt: Bài viết này nghiên cứu việc sử dụng tài liệu thực trong giảng dạy môn Văn hóa Anh Mỹ cho sinh viên Ngôn ngữ Anh dưới góc nhìn của các giảng viên trực tiếp giảng dạy môn học này. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn bán cấu trúc với 03 giảng viên. Kết quả thu được cho thấy các giảng viên tham gia nghiên cứu đều sử dụng TLT trong giảng dạy VHAM. Các nguồn TLT chủ yếu được khai thác qua Internet. Các TLT này được cho là đem lại nhiều lợi ích trong việc tạo hứng thú học tập và nâng cao khả năng ngôn ngữ cho sinh viên. Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức đối với giảng viên khi sử dụng TLT. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một vài đề xuất nhằm đảm bảo TLT được sử dụng hiệu quả hơn nữa trong giảng dạy môn học này. Từ khóa: Tài liệu thực, văn hóa Anh Mỹ, giảng dạy và học tập ngoại ngữ 1. Mở đầu Văn hóa Anh Mỹ (VHAM) là một môn học bắt buộc trong nhiều chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh (NNA) của các trường đại học. Môn học này cung cấp cho người học các thông tin cơ bản nhất về nước Anh và nước Mỹ như đất nước, con người, lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các loại giáo trình và tài liệu được xuất bản trên thị trường để giảng dạy môn học này khá ít ỏi. Tại nhiều cơ sở giáo dục, khi dạy môn học này giảng viên (GV) thường phải biên tập thêm từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau để cung cấp đủ kiến thức và đảm bảo thông tin cập nhật nhất cho sinh viên (SV). Mặc dù tài liệu thực (TLT) được cho là đem lại hiệu quả tốt trong giảng dạy và học tập tiếng Anh (Akbari & Razavi, 2016; Miftahul Huda, 2017; Nguyễn, 2015), đối với môn Văn hóa Anh Mỹ, chưa có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác dụng cụ thể của TLT đối với việc giảng dạy và học tập môn học này. Đồng thời, qua thực tế giảng dạy môn học này, tác giả nhận thấy TLT chưa được khai thác kỹ lưỡng để giảng dạy môn VHAM cho SV chuyên ngành NNA. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu quan điểm của GV về việc sử dụng TLT để dạy môn VHAM. Cụ thể, qua bài nghiên cứu này, tác giả muốn tìm hiểu đánh giá của GV trong việc sử dụng TLT để giảng dạy môn VHAM. Để đạt được mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu dành cho GV như sau: 1. Mức độ sử dụng TLT của GV trong giảng dạy học phần VHAM như thế nào? 2. Các dạng thức của TLT được sử dụng trong giảng dạy học phần VHAM là những loại nào? 3. Sử dụng TLT trong giảng dạy môn VHAM có những ích lợi và hạn chế gì? 75 Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 7, số 1, 2023 2. Cơ sở lý luận 2.1 Định nghĩa tài liệu thực Thuật ngữ “tài liệu thực” (authentic materials) được các nhà nghiên cứu định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Nunan (1989, trích trong Adams, 1995) cho rằng tài liệu thực là các tài liệu được xuất bản không phục vụ mục đích giảng dạy ngôn ngữ. Wallace (1992) cũng có chung quan điểm này khi miêu tả tài liệu thực là “các bài khóa ngoài đời thực, được viết không nhằm mục đích giảng dạy” (tr.145). Do đó, các tài liệu này được viết cho đối tượng người đọc là người bản địa và chứa đựng ngôn ngữ “thực tế”. Theo Little và các đồng tác giả (1988, trích trong Guariento & Morley, 2001), tài liệu thực được sử dụng cho một số mục đích xã hội trong các ngữ cảnh nhất định, đối lập với các tài liệu được thiết kế và viết dành riêng cho mục đích học ngoại ngữ. Ngôn ngữ trong các tài liệu giảng dạy này thường có đặc điểm là “không thực tế”, “không đa dạng”, chỉ tập trung vào các nội dung cần giảng dạy. Tương tự, Bacon và Finnemann (1990) cũng khẳng định tài liệu thực là các tài liệu được thực hiện bởi người bản địa và không có mục đích để giảng dạy. Bài nghiên cứu này áp dụng cách hiểu về tài liệu thực theo định nghĩa của Bacon và Finnemann. Theo đó, tài liệu thực trong nghiên cứu này được hiểu là các tài liệu không phải do các nhà xuất bản viết ra nhằm phục vụ việc học tập và giảng dạy ngoại ngữ, mà là các tài liệu khác do người bản địa thực hiện và có nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích học tập và giảng dạy ngoại ngữ. 2.2 Một số loại TLT trong giảng dạy tiếng Anh Nguồn TLT (ở cả hai hình thức văn bản nói và viết) là vô tận. Một số nguồn TLT phổ biến nhất là báo, tạp chí, truyền hình, video, đài phát thanh, văn học, mạng Internet. Các chương trình phát thanh có thể dễ dàng sử dụng trong học tiếng Anh, nhưng việc hiểu có thể khó khăn với người học khi không có các dấu hiệu phi lời nói (non-verbal information). Tranh ảnh, màu sắc, ngôn ngữ hình thể trong video và truyền hình cho phép người học tiếp cận được thông tin phi lời nói nên dễ dàng hơn cho việc hiểu. Tuy vậy, mạng Internet lại được cho là nguồn TLT hữu ích nhất (Berardo, 2006) bởi thông tin luôn cập nhật, tính tương tác cao và hình ảnh hấp dẫn. Nhờ có mạng Internet, giáo viên có thể khai thác bài báo, clip âm thanh, podcast, video, … 2.3 Lợi ích và khó khăn khi sử dụng TLT trong giảng dạy tiếng Anh Sử dụng TLT đã được nhiều nghiên cứu khẳng định là mang lại nhiều lợi ích cho việc giảng dạy tiếng Anh. Thứ nhất, sử dụng TLT giúp GV kích thích tinh thần, động lực học và trí tưởng tượng của SV (Richards, 2001). Mishan (2005) cũng có chung kết luận về việc sử dụng TLT có ảnh hưởng tốt đến “các yếu tố cảm xúc thiết ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng tài liệu thực trong giảng dạy môn Văn hóa Anh Mỹ từ góc nhìn của giảng viên Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 7, số 1, 2023 SỬ DỤNG TÀI LIỆU THỰC TRONG GIẢNG DẠY MÔN VĂN HÓA ANH MỸ TỪ GÓC NHÌN CỦA GIẢNG VIÊN Nguyễn Thu Trang Trường Đại học Luật Hà Nội Email: mstranghlu@gmail.com (Nhận bài: 14/01/2023; Hoàn thành phản biện: 05/04/2023; Duyệt đăng: 28/04/2023) Tóm tắt: Bài viết này nghiên cứu việc sử dụng tài liệu thực trong giảng dạy môn Văn hóa Anh Mỹ cho sinh viên Ngôn ngữ Anh dưới góc nhìn của các giảng viên trực tiếp giảng dạy môn học này. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn bán cấu trúc với 03 giảng viên. Kết quả thu được cho thấy các giảng viên tham gia nghiên cứu đều sử dụng TLT trong giảng dạy VHAM. Các nguồn TLT chủ yếu được khai thác qua Internet. Các TLT này được cho là đem lại nhiều lợi ích trong việc tạo hứng thú học tập và nâng cao khả năng ngôn ngữ cho sinh viên. Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức đối với giảng viên khi sử dụng TLT. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một vài đề xuất nhằm đảm bảo TLT được sử dụng hiệu quả hơn nữa trong giảng dạy môn học này. Từ khóa: Tài liệu thực, văn hóa Anh Mỹ, giảng dạy và học tập ngoại ngữ 1. Mở đầu Văn hóa Anh Mỹ (VHAM) là một môn học bắt buộc trong nhiều chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh (NNA) của các trường đại học. Môn học này cung cấp cho người học các thông tin cơ bản nhất về nước Anh và nước Mỹ như đất nước, con người, lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các loại giáo trình và tài liệu được xuất bản trên thị trường để giảng dạy môn học này khá ít ỏi. Tại nhiều cơ sở giáo dục, khi dạy môn học này giảng viên (GV) thường phải biên tập thêm từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau để cung cấp đủ kiến thức và đảm bảo thông tin cập nhật nhất cho sinh viên (SV). Mặc dù tài liệu thực (TLT) được cho là đem lại hiệu quả tốt trong giảng dạy và học tập tiếng Anh (Akbari & Razavi, 2016; Miftahul Huda, 2017; Nguyễn, 2015), đối với môn Văn hóa Anh Mỹ, chưa có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác dụng cụ thể của TLT đối với việc giảng dạy và học tập môn học này. Đồng thời, qua thực tế giảng dạy môn học này, tác giả nhận thấy TLT chưa được khai thác kỹ lưỡng để giảng dạy môn VHAM cho SV chuyên ngành NNA. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu quan điểm của GV về việc sử dụng TLT để dạy môn VHAM. Cụ thể, qua bài nghiên cứu này, tác giả muốn tìm hiểu đánh giá của GV trong việc sử dụng TLT để giảng dạy môn VHAM. Để đạt được mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu dành cho GV như sau: 1. Mức độ sử dụng TLT của GV trong giảng dạy học phần VHAM như thế nào? 2. Các dạng thức của TLT được sử dụng trong giảng dạy học phần VHAM là những loại nào? 3. Sử dụng TLT trong giảng dạy môn VHAM có những ích lợi và hạn chế gì? 75 Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 7, số 1, 2023 2. Cơ sở lý luận 2.1 Định nghĩa tài liệu thực Thuật ngữ “tài liệu thực” (authentic materials) được các nhà nghiên cứu định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Nunan (1989, trích trong Adams, 1995) cho rằng tài liệu thực là các tài liệu được xuất bản không phục vụ mục đích giảng dạy ngôn ngữ. Wallace (1992) cũng có chung quan điểm này khi miêu tả tài liệu thực là “các bài khóa ngoài đời thực, được viết không nhằm mục đích giảng dạy” (tr.145). Do đó, các tài liệu này được viết cho đối tượng người đọc là người bản địa và chứa đựng ngôn ngữ “thực tế”. Theo Little và các đồng tác giả (1988, trích trong Guariento & Morley, 2001), tài liệu thực được sử dụng cho một số mục đích xã hội trong các ngữ cảnh nhất định, đối lập với các tài liệu được thiết kế và viết dành riêng cho mục đích học ngoại ngữ. Ngôn ngữ trong các tài liệu giảng dạy này thường có đặc điểm là “không thực tế”, “không đa dạng”, chỉ tập trung vào các nội dung cần giảng dạy. Tương tự, Bacon và Finnemann (1990) cũng khẳng định tài liệu thực là các tài liệu được thực hiện bởi người bản địa và không có mục đích để giảng dạy. Bài nghiên cứu này áp dụng cách hiểu về tài liệu thực theo định nghĩa của Bacon và Finnemann. Theo đó, tài liệu thực trong nghiên cứu này được hiểu là các tài liệu không phải do các nhà xuất bản viết ra nhằm phục vụ việc học tập và giảng dạy ngoại ngữ, mà là các tài liệu khác do người bản địa thực hiện và có nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích học tập và giảng dạy ngoại ngữ. 2.2 Một số loại TLT trong giảng dạy tiếng Anh Nguồn TLT (ở cả hai hình thức văn bản nói và viết) là vô tận. Một số nguồn TLT phổ biến nhất là báo, tạp chí, truyền hình, video, đài phát thanh, văn học, mạng Internet. Các chương trình phát thanh có thể dễ dàng sử dụng trong học tiếng Anh, nhưng việc hiểu có thể khó khăn với người học khi không có các dấu hiệu phi lời nói (non-verbal information). Tranh ảnh, màu sắc, ngôn ngữ hình thể trong video và truyền hình cho phép người học tiếp cận được thông tin phi lời nói nên dễ dàng hơn cho việc hiểu. Tuy vậy, mạng Internet lại được cho là nguồn TLT hữu ích nhất (Berardo, 2006) bởi thông tin luôn cập nhật, tính tương tác cao và hình ảnh hấp dẫn. Nhờ có mạng Internet, giáo viên có thể khai thác bài báo, clip âm thanh, podcast, video, … 2.3 Lợi ích và khó khăn khi sử dụng TLT trong giảng dạy tiếng Anh Sử dụng TLT đã được nhiều nghiên cứu khẳng định là mang lại nhiều lợi ích cho việc giảng dạy tiếng Anh. Thứ nhất, sử dụng TLT giúp GV kích thích tinh thần, động lực học và trí tưởng tượng của SV (Richards, 2001). Mishan (2005) cũng có chung kết luận về việc sử dụng TLT có ảnh hưởng tốt đến “các yếu tố cảm xúc thiết ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài liệu thực Văn hóa Anh Mỹ Học tập ngoại ngữ Giảng dạy tiếng Anh Kỹ năng ngôn ngữTài liệu có liên quan:
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tiếng Anh nhìn từ góc độ giảng viên
6 trang 168 0 0 -
Chiến lược chữa lỗi bài viết trong giảng dạy kỹ năng viết cho người học ngoại ngữ
9 trang 144 0 0 -
7 trang 93 0 0
-
3 trang 93 0 0
-
7 trang 62 0 0
-
Gợi ý một vài phương pháp học từ vựng tiếng Anh
3 trang 47 0 0 -
Sử dụng bài hát tiếng Anh trong giờ học ngoại ngữ của sinh viên khối kỹ thuật
3 trang 40 0 0 -
8 trang 39 0 0
-
Vận dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh
8 trang 39 0 0 -
7 trang 39 1 0