Danh mục tài liệu

Sự khác nhau giữa INCOTERMS 2010 và INCOTERMS 2000

Số trang: 14      Loại file: doc      Dung lượng: 96.50 KB      Lượt xem: 85      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Incoterms viết tắt từ 3 chữ International Commercial Terms, dịch ra tiếng Việt nghĩa là những điều kiện thương mại quốc tế còn gọi là những điều kiện cơ sở giao hàng. Incoterms ra đời năm 1936 nhằm giúp cho các nhà kinh doanh thương mại và những bên có liên quan trên toàn cầu thuận lợi hơn khi đàm phán, ký kết và tổ chức các công việc có liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế, từ đó thúc đẩy thương mại trên toàn cầu phát triển. Kể từ khi ra đời đến nay, Incoterms đã trãi qua 7 lần sửa đổi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự khác nhau giữa INCOTERMS 2010 và INCOTERMS 2000 Sự khác nhau giữa INCOTERMS 2010 và INCOTERMS 2000 ­ 14/06/2011  1.1.  Tổng quan về sự ra đời của Incoterms và vai trò của Incoterms đối với hoạt động thương mại  quốc tế: 1.1.1 Sự ra đời của Incoterms: Incoterms viết tắt từ  3 chữ  International Commercial Terms, dịch ra tiếng Việt nghĩa là  những  điều kiện  thương mại quốc tế còn gọi là những điều kiện cơ sở giao hàng. Incoterms ra  đời năm 1936 nhằm giúp cho các nhà  kinh doanh thương mại và  những bên có  liên quan   trên toàn cầu thuận lợi hơn khi  đàm phán, ký  kết và  tổ  chức các công việc có  liên quan  đến hoạt  động   thương mại quốc tế, từ đó thúc đẩy thương mại trên toàn cầu phát triển. Kể từ khi ra đời đến nay, Incoterms   đã trãi qua 7 lần sửa đổi vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010. Sự thay đổi nội dung của   Incoterms theo hướng: Phù hợp hơn với tập quán thương mại quốc tế thay đổi; Rõ  ràng hơn, giúp các bên hiểu rõ  trách nhiệm, nghĩa vụ  và  quyền lợi cơ  bản, có  liên quan  đến người  bán và người mua trong hoạt động thương mại quốc tế. Mỗi loại Incoterms phù hợp với những loại phương tiện vận tải cơ bản, ví dụ điều kiện FOB, FAS, CIF…  chủ yếu áp dụng với loại phương tiện vận tải đường thủy; còn điều kiện FCA, CPT; DAP, DAT… chủ yếu áp   dụng với các loại phương tiện vận tải và vận tải đa phương thức. 1.1.2 Vai trò của Incoterms đối với hoạt động thương mại quốc tế: Nghiên cứu thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế, Incoterms có 5 vai trò quan trọng: (1) Incoterms là một bộ các quy tắc nhằm hệ thống hoá các tập quán thương mại quốc tế được áp dụng  phổ biến bởi các doanh nhân trên khắp thế giới. (2) Incoterms là một ngôn ngữ quốc tế trong giao nhận và vận tải hàng hoá ngoại thương. (3) Incoterms là  phương tiện quan trọng  để   đẩy nhanh tốc  độ   đàm phán, xây dựng hợp  đồng ngoại  thương, tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương. (4) Incoterms là cơ sở quan trọng để xác định giá cả mua bán hàng hoá. (5) Incoterms là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện khiếu nại và giải quyết tranh chấp (nếu có) giữa  người mua và người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương. 1.2 Kết cấu và những nội dung cơ bản của Incoterms 2000, Incoterms 2010 1.2.1. Incoterms 2000 Incoterms 2000 là văn bản về điều kiện thương mại ban hành sau cùng nhất trước khi có Incoterms 2010   và được nhiều doanh nghiệp ở các nước trên thế giới hưởng ứng và áp dụng vì nó phù hợp nhất với tập quán   thương mại hiện đại: là phương tiện chuyên chở bằng container ngày càng nhiều; các chứng từ điện tử trong   xuất nhập khẩu hàng hoá  ngày càng phổ  biến. Incoterms 2000 tương tự  như  Incoterms 1990, có  13  điều  kiện thương mại chia làm 4 nhóm: a. Nhóm E : gồm 1 điều kiện: EXW – Ex Works (named place): giao hàng tại xưởng (địa điểm quy định) Đặc  điểm của nhóm này: Người bán chịu chi phí  tối thiểu, giao hàng tại  địa  điểm quy  định là  hết   nghĩa vụ. b. Nhóm F : gồm 3 điều kiện: FCA – Free Carrier (named place): giao hàng cho người vận tải (tại địa điểm quy định) FAS – Free Alongside Ship (named port of shipment): giao hàng dọc mạn tàu (tại cảng bốc hàng quy   định) FOB – Free On Board (named port of shipment): giao hàng lên tàu (tại cảng bốc hàng quy định) Đặc điểm của nhóm này: Người bán không trả cước phí vận tải chính, giao hàng cho người chuyên   chở do người mua chỉ định là hết nghĩa vụ. c. Nhóm C: gồm 4 điều kiện: CFR (có nơi viết tắt là CF, CNF, C&F hoặc C+F, tuy nhiên Incoterms 2000 khuyến cáo là không nên viết   tắt như thế nhằm tránh khó khăn phải giải thích trong hợp đồng ngoại thương khi gặp đối tác không có cách   hiểu như mình) – Cost and Freight (named port of destination): tiền hàng và cước phí (cảng đến quy định) CIF – Cost, Insurance and Freight (named port of destination): tiền hàng, bảo hiểm và  cước phí  (cảng   đến quy định) CPT – Carriage Paid To (named place of destination): cước phí trả tới (nơi đích quy định) CIP – Carriage and Insurance Paid to (named place of destination): cước phí, bảo hiểm trả  tới (nơi đích  quy định) Đặc điểm chính của nhóm: * Người bán phải trả cước phí vận tải chính * Địa điểm chuyển rủi ro về hàng hóa tại nơi gửi hàng (nơi đi) d. Nhóm D: gồm 5 điều kiện: DAF – Delivered At Frontier (named place): giao hàng tại biên giới (địa điểm quy định) DES – Delivered Ex Ship (named port of destination): giao hàng tại tàu (cảng đến quy định) DEQ – Delivered Ex Quay (named port of destination): giao hàng tại cầu cảng (tại cảng đến quy định) DDU – Delivered Duty Unpaid (named place of destination): giao hàng chưa nộp thuế quan (tại nơi đích   quy định) DDP – Delivered Duty Paid (named place of destination): giao hàng  đã  nộp thuế  quan (tại nơi  đích quy  định) Đặc điểm chính của nhóm: * Người bán chịu mọi chi phí để đưa hàng tới địa điểm đích quy định * Địa điểm chuyển rủi ro về hàng hóa tại nơi hàng đến Để  nắm rõ  hơn về  các  điều kiện thương mại quốc tế, bạn học nên biết rằng mỗi  điều kiện thương mại  Incoterms được sử dụng phổ biến cho các loại phương tiện vận tải khác nhau, cụ thể: 4 điều kiện thương mại sau đây chỉ áp dụng với phương tiện vận tải thủy: FAS, FOB, CFR, CIF. Còn 9 điều kiện thương mại khác: EXW, FCA, CPT, CIP, DAF, DES, DEQ, DDU, DDP,  áp dụng với bất  cứ  phương tiện vận tải nào:  đường bộ,  đường thủy,  đường sắt,  đường hàng không, và  vận tải  đa phương  thức. 1.2.2. Incoterms 2010 : Incoterms 2010 gồm 11 điều kiện thương mại chia thành 2 nhóm : Nhóm I : Có 7 điều kiện thương mại áp dụng với mọi loại phương tiện vận tải : EXW   ­   Ex   Works (named   place):   giao   hàng   tại   xưởng   (địa   điểm   quy   định) FCA   ­   Free   Carrier (named   place):   giao   hàng   cho   người   vận   tải   (tại   địa   điểm   quy   định) CPT  ...