Danh mục tài liệu

Sự tiếp nối từ chủ nghĩa Mác - Lênin đến tư tưởng Hồ Chí Minh trong vấn đề quyền dân tộc tự quyết

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 532.31 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết bàn về sự kế thừa, tiếp nối Chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền dân tộc tự quyết trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây được coi là một trong những nội dung cơ bản, cốt lõi, có tính quyết định cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự tiếp nối từ chủ nghĩa Mác - Lênin đến tư tưởng Hồ Chí Minh trong vấn đề quyền dân tộc tự quyếtPhần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam SỰ TIẾP NỐI TỪ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN ĐẾN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG VẤN ĐỀ QUYỀN DÂN TỘC TỰ QUYẾT TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Bảo tàng Hồ Chí Minh Tóm tắt Cùng với phong trào đấu tranh giai cấp, phong trào giải phóng dân tộc mà mục tiêu chính là đòi quyền tự quyết đã trở thành tiêu điểm của thế kỷ XX, trong đó Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ chí Minh từ một quốc gia nhược tiểu, bị đô hộ đã trở thành ngọn cờ đầu của phong trào đấu tranh giải phóng, đấu tranh cho quyền tự quyết dân tộc. Trong bài viết, chúng tôi muốn bàn về sự kế thừa, tiếp nối Chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền dân tộc tự quyết trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây được coi là một trong những nội dung cơ bản, cốt lõi, có tính quyết định cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Từ khóa: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quyền dân tộc tự quyết.I. MỞ ĐẦU Trong lịch sử phát triển của loài người, quá trình đi xâm lấn, mở rộng biên giớidiễn ra liên tục, các dân tộc nhược tiểu trở thành thuộc địa đã là một phần trong lịch sửthế giới. Quyền dân tộc tự quyết luôn là vấn đề mang tính thời sự, nhất là vào thế kỷ XX,khi mà phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển một cách mạnh mẽ. Hồ ChíMinh tìm đến với chủ nghĩa Mác - Lênin vì mục tiêu giải phóng dân tộc và vấn đềquyền dân tộc tự quyết là vấn đề Người quan tâm, tiếp thu, áp dụng một cách có sángtạo trong điều kiện Việt Nam.II. NỘI DUNG2.1. Quyền dân tộc tự quyết trong chủ nghĩa Mác - Lênin Cũng như nhiều hình thức cộng đồng khác, dân tộc là sản phẩm của một quá trìnhphát triển lâu dài của xã hội loài người. Cho đến nay, khái niệm dân tộc được hiểu theonhiều nghĩa khác nhau, trong đó có hai nghĩa được dùng phổ biến nhất: Một là, chỉ cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt kinhtế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hóa đặc thù; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc;kế thừa, phát triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý|194 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)thức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó.Theo nghĩa này, dân tộc được hiểu nhưmột tộc người hay một dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc. Hai là, chỉ một cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnhthổ, nền kinh tế thống nhất, ngôn ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia củamình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyềnthống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. Nhưvậy, dân tộc đồng nghĩa với quốc gia - dân tộc. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng từ dân tộc theo nghĩa là một quốc gia dântộc, có lịch sử hình thành và được phân định cương vực rõ ràng. Trước hết, chúng tacùng tìm hiểu về vấn đề quyền dân tộc tự quyết trong chủ nghĩa Mác - Lênin. Là những người đi đầu trong việc ủng hộ quyền dân tộc tự quyết, thể hiện quaviệc quan tâm đến vấn đề dân tộc và thuộc địa; từ thực tế nghiên cứu trường hợp cácquốc gia thuộc địa vùng lên đấu tranh đòi lại quyền dân tộc như Ba Lan chống áchthống trị của Nga Hoàng, cách mạng ở Trung Quốc… Tuy nhiên, Mác - Ăngghen lạichưa đưa ra khái niệm cụ thể về quyền dân tộc tự quyết. Năm 1853, C. Mác viết bàibáo có tiêu đề Cách mạng ở Trung Quốc và châu Âu, trong đó đề cập đến mối quan hệgiữa việc phải đảm bảo quyền độc lập dân tộc của nhân dân Trung Quốc và của các dântộc thuộc địa, phụ thuộc khác với phong trào cộng sản ở châu Âu. Sau đó 4 năm,năm 1857, Ănghen kêu gọi ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển ởnhiều quốc gia như: Ấn Độ, Trung Quốc, Iran, Ai Cập... Hai ông cũng luôn bày tỏ tháiđộ phê phán với những trường hợp các nhà lãnh đạo từ chối trao trả độc lập cho nhữngnước thuộc địa như trường hợp Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; lên tiếng bênh vực quyềnlợi của Airơlen - một nước đang nằm dưới ách thống trị của Anh… Từ quan điểm củanhững bài viết và cuộc đấu tranh nêu trên, có thể thấy Mác và Ănghen coi quyền dântộc tự quyết được thể hiện chủ yếu dưới hình thức quyền độc lập về mặt chính trị. Bêncạnh đó, các ông cũng gián tiếp đề cập đến vấn đề độc lập về kinh tế và văn hóa,tuy nhiên đây chỉ là hai vấn đề đi sau, là hệ quả tất yếu của độc lập chính trị. Độc lập về chính trị ở một góc độ nhất định mang ý nghĩa rộng lớn hơn, bao quáthơn nhưng về bản chất có thể coi đó là quyền tự quyết về chính trị. Đây không phải làyếu tố duy nhất về vấn đề quyền dân tộc tự quyết theo quan niệm của hai ông như đãphân tích ở trên mà do những điều kiện khách quan nên h ...

Tài liệu có liên quan: