Danh mục tài liệu

Tác động của biến đổi khí hậu đến an ninh phi truyền thống

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 474.24 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích các tác động của BĐKH đến một số vấn đề của ANPTT gồm: An ninh khí hậu, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước. Các kết quả của bài báo sẽ góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để thực hiện tăng cường an ninh quốc gia, PTBV, thịnh vượng và an toàn của đất nước, xã hội, cộng đồng, doanh nghiệp và con người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của biến đổi khí hậu đến an ninh phi truyền thống TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNBài báo khoa họcTác động của biến đổi khí hậu đến an ninh phi truyền thốngNguyễn Đức Toàn1* 1 Cục Biển và Hải đảo Việt Nam; toantnmt@gmail.com *Tác giả liên hệ: toantnmt@gmail.com; Tel.: +84–979716466 Ban Biên tập nhận bài: 21/4/2024; Ngày phản biện xong: 27/5/2024; Ngày đăng bài: 25/11/2024 Tóm tắt: Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những đe dọa nghiêm trọng đến an ninh phi truyền thống (ANPTT). BĐKH có các tác động đến nhiều chiều cạnh khác nhau của ANPTT. Nghiên cứu này đã tổng hợp và xử lý các số liệu, tài liệu về tác động của BĐKH đến một số chiều cạnh của ANPTT. Trên cơ sở đó đã phân tích các nguy cơ, thách thức và đe dọa của BĐKH đến một số chiều cạnh chính của an ninh phi truyền thống gồm: An ninh khí hậu, an ninh lương thực, an ninh năng lượng và an ninh nguồn nước. Các kết quả phân tích cho thấy thực hiện các giải pháp ứng phó BĐKH để đảm bảo ANPTT chính là bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn của đất nước, xã hội, cộng đồng, doanh nghiệp và con người và phát triển bền vững (PTBV). Từ khóa: An ninh phi truyền thống; Biến đổi khí hậu; Phát triển bền vững.1. Mở đầu Hiện nay, thế giới luôn đứng trước bối cảnh phức tạp đe dọa về quân sự, an ninh truyềnthống và các yếu tố mới đe dọa đến ANPTT và PTBV [1–3]. ANPTT được hiểu là việc bảođảm an toàn, không có hiểm nguy cho cá nhân con người, quốc gia, dân tộc và toàn nhân loạitrước các mối đe dọa có nguồn gốc phi quân sự như BĐKH, ô nhiễm môi trường, khan hiếmnguồn lực, dịch bệnh, khủng hoảng tài chính, an ninh mạng, tội phạm nguy hiểm xuyên biêngiới, chủ nghĩa khủng bố [4]. Trong đó, BĐKH là một trong những nguyên nhân đe dọa đếnan ninh toàn cầu và sự tồn tại của văn minh nhân loại trong tương lai, là nguy cơ tiềm ẩn đedọa sự ổn định và phát triển các quốc gia. Các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao trước BĐKH lànông nghiệp và an ninh lương thực, các hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, tài nguyênnước, sức khỏe cộng đồng, nơi cư trú và hạ tầng kỹ thuật do đây là những ngành, lĩnh vực cómức độ phơi bày và độ nhạy cao với thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan [5]. Vì vậy,nghiên cứu tác động của BĐKH đến ANPTT sẽ cung cấp các cơ sở lý luận và thực tiễn đểthực hiện các giải pháp quản trị an ninh phi truyền thống, góp phần thực hiện các giải phápthúc đẩy PTBV, an toàn, bảo vệ an ninh quốc gia trong bối cảnh biến đổi toàn cầu. Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích các tác động của BĐKH đến một số vấn đềcủa ANPTT gồm: An ninh khí hậu, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồnnước. Các kết quả của bài báo sẽ góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để thực hiệntăng cường an ninh quốc gia, PTBV, thịnh vượng và an toàn của đất nước, xã hội, cộng đồng,doanh nghiệp và con người.2. Phương pháp nghiên cứu2.1. Tài liệu, số liệu sử dụng Bài báo đã tiến hành thu thập các tài liệu về chủ đề an ninh khí hậu, an ninh lương thực,an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước đã công bố trên thế giới và ở Việt Nam. Trên cơ sởTạp chí Khí tượng Thủy văn 2024, 767, 10-19; doi:10.36335/VNJHM.2024(767).10-19 http://tapchikttv.vn/Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2024, 767, 10-19; doi:10.36335/VNJHM.2024(767).10-19 11phân tích các tài liệu, một số khái niệm liên quan đến ANPTT đã được phân tích và vận dụngphù hợp với điều kiện của Việt Nam (Hình 1). Các số liệu về tổng thiệt hại kinh tế, số người chết, thiệt hại về diện tích lúa và cơ sở hạtầng trong giai đoạn từ 1989-2020 do các loại hình thiên tai gây ra được thu thập từ cơ sở dữliệu của Tổng Cục phòng chống thiên tai. Hình 1. Sơ đồ mô tả cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.2.2. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu về thiệt hại do các loại hình thiên tai trong giai đoạn 1989-2020 được rà soát,kiểm tra và xử lý để phân tích xu thế tác động theo thời gian. Kết quả phân tích dữ liệu đượcsử dụng để đánh giá tác động của BĐKH đến an ninh khí hậu, an ninh lượng thực, an ninhnăng lượng tại Việt Nam.3. Kết quả và thảo luận3.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến an ninh khí hậu Cho đến nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, chưa có một khái niệm chính thức vàhoàn chỉnh về an ninh khí hậu. Khái niệm về an ninh khí hậu trong nghiên cứu này được đềxuất dựa trên tham khảo một số chính sách của Việt Nam và các nội dung trong Luật An ninhkhí hậu của Hoa Kỳ [6, 7]. An ninh khí hậu là việc bảo đảm không có tác động lớn hoặckhông có mối đe dọa lớn của BĐKH đến sự ổn định và an toàn về chính trị, xã hội, môitrường, sinh thái, con người, phát triển kinh tế trong nước và quốc tế. BĐKH gia tăng cựcđoan và thiên tai liên quan đến khí hậu, thuỷ văn. Trong đó, hơn 90% thiên tai nghiêm trọngnhư sóng nhiệt, hạn hán, bão, lũ lụt, lũ bùn đá, sạt lở đất, xói lở bờ biển,... đều có liên quanđến khí hậu, thuỷ văn [8]. Các thiên tai này gây nhiều tác động tiêu cực, ng ...

Tài liệu có liên quan: