Danh mục tài liệu

Tác động của các yếu tố nội bộ đến nợ xấu của ngân hàng thương mại

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 829.02 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra các yếu tố nội bộ tác động đến nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo thường niên của 22 ngân hàng thương mại hoạt động trong giai đoạn từ 2006 - 2015 (10 năm).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của các yếu tố nội bộ đến nợ xấu của ngân hàng thương mại Nguyễn Kim Phước và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 13(2), 19-33 19 Tác động của các yếu tố nội bộ đến nợ xấu của ngân hàng thương mại Impact of internal factors on non-performing loans of Vietnamese commercial banks Nguyễn Kim Phước1*, Phan Ngọc Thùy Như1, Ngô Thành Trung1 1 Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam * Tác giả liên hệ, Email: phuoc.nk@ou.edu.vn THÔNG TIN TÓM TẮT DOI:10.46223/HCMCOUJS. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra các yếu tố nội bộ tác động econ.vi.13.2.1613.2018 đến nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính hợp nhất và Ngày nhận: 20/11/2017 báo cáo thường niên của 22 ngân hàng thương mại hoạt động trong giai đoạn từ 2006 - 2015 (10 năm). Số quan sát tương ứng Ngày nhận lại: 29/11/2017 là 220. Bằng kỹ thuật phân tích hồi quy dữ liệu bảng, hồi quy Duyệt đăng: 20/12/2017 biến phụ thuộc là nợ xấu, nghiên cứu đã tìm thấy 6 trong 7 yếu tố nội bộ có ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng. Từ kết Từ khóa: quả nghiên cứu thực nghiệm, các hàm ý chính sách cho các nhà hồi qui dữ liệu bảng, ngân quản trị ngân hàng được đưa ra nhằm giảm thiểu nợ xấu, từ đó hàng thương mại, nợ xấu, nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo sự lành mạnh và an toàn Việt Nam cho các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. ABSTRACT The primary objective of this study was to explore the impact of internal factors on non-performing loans (NFL) of commercial banks in Vietnam. The study used secondary data collected from consolidated financial statements and annual reports of 22 commercial banks during a ten-year period from 2006 to 2015. The use of 220 observations and panel data regression analysis with NFLs as dependent variables in the Keywords: study helped to point out six out of seven internal factors commercial banks, Non- affecting banks’ NFLs. These results of empirical research performing Loans (NFLs); revealed that bank managers and policymakers should focus on panel data regression, internal factors to improve operational efficiency, lower NFLs Vietnam and ensure financial health for Vietnamese commercial banks. 20 Nguyễn Kim Phước và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 13(2), 19-33 1. Giới thiệu Nợ xấu đã và đang là yếu tố quan trọng gây áp lực lớn đối với hệ thống ngân hàng, nguy cơ rủi ro cho “sức khỏe” nền kinh tế. Theo Chính Phủ (2016), nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng 6 tháng đầu năm vẫn còn ở mức 2,78%. Như vậy, nợ xấu chưa thực sự thuyên giảm. Trong 6 tháng đầu năm 2017, VAMC mới chỉ xử lý được 32.400 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 13,4% trong tổng số nợ xấu đã mua (Chu Thai, 2017). Vì thế, vấn đề xử lý nợ xấu vẫn là hoạt động trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước và toàn ngành ngân hàng. Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTMVN) nói riêng và các NHTM nói chung, hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chủ yếu. Do tính chất kinh doanh đặc thù này, các NHTM luôn đối diện với rủi ro vỡ nợ của người đi vay. Điều đó tạo ra vấn đề lớn của ngân hàng là nợ xấu (Greenidge & Grosvenor, 2010; Upal, 2009). Nợ xấu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khủng hoảng của các ngân hàng (Guy & Lowe, 2011). Theo Podpiera và Weill (2008), các đặc điểm của mỗi ngân hàng như: vốn, quản lý hiệu quả chi phí, đa dạng hoạt động tín dụng, hiệu quả sử dụng vốn, … có ảnh hưởng đến nợ xấu. Louzis, Vouldis, và Metaxas (2012) cho rằng, bên cạnh các biến số nội tại của ngân hàng, các biến số kinh tế vĩ mô cũng có ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng. Kiểm soát và xử lý nợ xấu là một vấn đề trọng tâm của hệ thống ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng, bao gồm cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan. Mục tiêu của nghiên cứu là xem xét các yếu tố nội tại (bên trong) của ngân hàng tác động đến tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTMVN. Nội dung nghiên cứu gồm các phần như: Cơ sở lý luận, mô hình, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Phần cuối cùng là kết quả nghiên cứu và đề xuất hàm ý chính sách cho nhà quản trị. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Các khái niệm Theo International Monetary Fund (2004), một khoản vay được coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy các dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ. Định nghĩa nợ xấu theo tiêu chuẩn của Việt Nam được NHNN quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước thì nợ xấu là các khoản nợ đã quá hạn thanh toán cả gốc lẫn lãi từ 90 ngày trở lên và khả năng trả nợ là đáng lo ngại. Tỷ lệ nợ xấu/tỷ lệ nợ quá hạn trên 90 ngày = dư nợ quá hạn trên 90 ngày/tổng dư nợ cho vay*100%. Theo các khái niệm trên, nợ xấu là nợ quá thời hạn thanh toán cả gốc, lãi từ 90 ngày trở lên. Nghiên cứu này áp dụng số liệu ...