Bài viết nghiên cứu sự tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại TP. HCM bên cạnh các yếu tố đầu tư tư nhân, độ mở thương mại và tăng trưởng lao động bình quân. Sử dụng phương pháp phân tích đồng liên kết (cointergration) của Engle-Granger để đo lường các mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến và mô hình điều chỉnh sai số ECM (Error Correction Model) khảo sát mối quan hệ động trong ngắn hạn giữa tăng trưởng kinh tế và các biến tác động trong mô hình. Để tìm hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng xem và tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế: Minh chứng dữ liệu chuỗi tại TP. Hồ Chí Minh Nghiên Cứu & Trao Đổi Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế: Minh chứng dữ liệu chuỗi tại TP. Hồ Chí Minh ThS. Đặng Văn Cường & Bùi Thanh Hoài Đại học Kinh tế TP.HCM B ài viết nghiên cứu sự tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại TP.HCM bên cạnh các yếu tố đầu tư tư nhân, độ mở thương mại và tăng trưởng lao động bình quân. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích đồng liên kết (cointergration) của Engle-Granger để đo lường các mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến và mô hình điều chỉnh sai số ECM (Error Correction Model) để khảo sát mối quan hệ động trong ngắn hạn giữa tăng trưởng kinh tế và các biến tác động trong mô hình. Dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm nghiên cứu đưa ra một số các gợi ý về chính sách đối với chi tiêu công nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế tại TP.HCM. Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế, chi tiêu công, đồng liên kết, ECM. 1. Giới thiệu TP.HCM là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, TP.HCM còn được xem là đầu tàu, có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Những năm qua tốc độ tăng trưởng của thành phố hàng năm cao hơn tốc độ phát triển kinh tế của cả nước: chính vì thế, sự phát triển của kinh tế thành phố có tác động rất lớn đến sự phát triển chung của cả nước. Để đảm bảo tốc độ phát triển đó, việc huy động các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế luôn là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền thành phố. Nguồn lực tài chính là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển toàn diện của một quốc gia; tương tự, sự phát triển của một đô thị cũng đòi hỏi một nguồn tài chính để chi tiêu ổn định góp phần đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội và tạo niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo và điều hành kinh tế của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, vấn đề quản lý, sử dụng hiệu quả chi ngân sách, không lãng phí để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từng giai đoạn là thách thức lớn của chính quyền thành phố. Hàng năm, các Sở ngành thành phố đều có đánh giá phân tích yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nhưng chỉ là những đánh giá chung chung, chưa thật sự mang tính khoa học. Vì vậy, nghiên cứu này hướng đến mục tiêu tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế của thành phố. Từ kết quả này, nghiên cứu đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả chi tiêu của khu vực công cũng như việc quản lý nguồn vốn ngân sách hướng đến mục tiêu đảm bảo tăng trưởng kinh tế tại TP.HCM. 2. Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm Mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế là một vấn đề được nghiên cứu khá rộng rãi trên phương diện lý thuyết và kiểm định thực nghiệm. Theo nghiên cứu của tác giả, các lý thuyết thường không chỉ ra một cách rõ ràng tác động của chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế đều thống nhất với nhau rằng: Trong một số trường hợp, việc cắt giảm hay gia tăng quy mô chi tiêu công đều có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Số 18 (28) - Tháng 09-10/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 27 Nghiên Cứu & Trao Đổi Hình 1: Đường cong Rahn (Nguồn: The Rahn Curve Chart from www.mimyanville.com) 2.1. Đường cong RAHN Nhà kinh tế học Richard Rahn (1986) đã đưa ra đồ thị thể diện mối quan hệ giữa quy mô chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế. Đồ thị này gọi là “Đường cong Rahn” (The Rahn Curve) Đường cong Rahn hàm ý: Tăng trưởng kinh tế sẽ đạt được tối đa khi chi tiêu công là vừa phải và được phân bổ hết cho những hàng hóa công cơ bản như cơ sở hạ tầng…. Tuy nhiên, chi tiêu công sẽ có hại đối với tăng trưởng kinh tế nếu nó vượt qua mức giới hạn này, tức là chi tiêu công nằm phía biên kia dốc của đường cong Rahn. 2.2. Trường phái của John Maynard Keynes Các nhà kinh tế học theo trường phái của Keynes cho rằng: Chi tiêu công – đặc biệt là các khoản chi tiêu thông qua vay nợ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhờ làm tăng sức mua (tổng cầu) của nền kinh tế. Nhưng lý thuyết của trường phái Keynes đã bỏ qua một sự thật là chính phủ không thể bơm sức mua vào nền kinh tế trước khi làm giảm nó thông qua thuế và vay nợ. 2.3. Các trường phái kinh tế khác Các nhà kinh tế khác cho rằng 28 việc cắt giảm thâm hụt ngân sách sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Họ lập luận rằng việc cắt giảm chi tiêu công sẽ dẫn đến việc cắt giảm thâm hụt ngân sách. Điều này dẫn đến việc giảm lãi suất, tăng đầu tư và tăng năng suất. Và cuối cùng, kết quả này sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Lập luận này sẽ đúng nếu như mối quan hệ giữa các biến số trên là chặt chẽ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng giả thiết trên đã đề cao quá mức mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách, lãi suất, đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Hiện tại có nhiều tranh luận về vai trò chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế. Nguyên nhân bởi vì gánh nặng tài chính mà chính phủ áp đặt lên công chúng và nền kinh tế. Tiền đề cho sự tranh luận này dựa trên hai khía cạnh: (i) Ngân sách càng lớn thì gánh nặng tài chính áp đặt lên nền kinh tế càng lớn; và (ii) Khu vực tư sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn chính phủ, nền kinh tế trở nên đánh đổi giữa hai khu vực (Sử Đình Thành, 2012). Ngoài ra, các quan điểm ủng hộ quy mô chính phủ nhỏ hơn cho rằng chính phủ càng lớn thì PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 18 (28) - Tháng 09-10/2014 càng nhiều nguồn lực bị phân phối bởi lực lượng chính trị hơn lực lượng thị trường; có ba yếu tố chính cho thấy hiệu ứng tăng trưởng trở nên yếu ớt và tiêu cực. Thứ nhất, càng mở rộng khu vực công để thực thi các chính sách tăng trưởng kinh tế sẽ làm thâm hụt ngân sách nhà nước trầm trọng hơn. Trong nỗ lực gia tăng tài trợ chi tiêu công, chính phủ có thể lựa chọn gia tăng thuế và vay nợ. Đánh thuế cao sẽ gây tổn thất xã hội (Deadweight lost) bởi thuế tạo ra gánh nặng thu nhập và làm thay đổi hành vi sản xuất v ...