Danh mục tài liệu

Tác động của ICT đến hoạt động đổi mới: Bằng chứng thực nghiệm tại một số quốc gia Đông Nam Á

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 376.55 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu nhằm phân tích tác động của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đối với hoạt động đổi mới tại 7 quốc gia Đông Nam Á, bao gồm: Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines trong giai đoạn 1996-2020.một số quốc gia Đông Nam Á
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của ICT đến hoạt động đổi mới: Bằng chứng thực nghiệm tại một số quốc gia Đông Nam Á Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế Trang chủ: http://tapchi.ftu.edu.vn TÁC ĐỘNG CỦA ICT ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á Nguyễn Hoàng Minh1 Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, Việt NamNgày nhận: 25/04/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 26/10/2022; Ngày duyệt đăng: 30/11/2022 Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm phân tích tác động của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đối với hoạt động đổi mới tại 7 quốc gia Đông Nam Á, bao gồm: Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines trong giai đoạn 1996-2020. Phương pháp bình phương nhỏ nhất gộp, tác động ngẫu nhiên, tác động cố định và phương pháp điều chỉnh sai số chuẩn cho dữ liệu bảng Driscoll-Kraay được sử dụng để phân tích dữ liệu thu thập từ Ngân hàng Thế giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ICT có tác động cùng chiều đến hoạt động đổi mới tại một số quốc gia Đông Nam Á và phát triển định chế tài chính có tác động cùng chiều đến hoạt động đổi mới. Dựa vào kết quả nghiên cứu, một số quốc gia Đông Nam Á cần có chính sách phù hợp để tăng cường hoạt động đổi mới. Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách khi đưa ra các quyết định liên quan đến hoạt động đổi mới. Từ khóa: ICT, Hoạt động đổi mới, Đông Nam Á THE IMPACT OF ICT ON INNOVATION ACTIVITY: EVIDENCE FROM SOUTHEAST ASIAN COUNTRIES Abstract: This paper aims to evaluate the impact of information and communication technologies (ICT) on innovation activities in seven Southeast Asian countries including Vietnam, Singapore, Thailand, Indonesia, Malaysia, Brunei, and Philippines from 1996 to 2020. The Pooled-OLS, random-e?ects, xed-e?ects, and Driscoll-Kraay standard errors methods are employed to analyze the data collected from the World Bank. The research results show that ICT has a positive impact on innovation activities in some Southeast Asian countries. Moreover, in all seven countries, nancial institution development has a positive on innovation activities. The ndings suggest that some Southeast Asian countries1 Tác giả liên hệ, Email: minhnh19604@sdh.uel.edu.vn56 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 151 (12/2022) need appropriate policies for promoting innovation activities. The research results can be referenced by policymakers to make relevant decisions concerning innovation activities. Keywords: ICT, Innovation Activity, Southeast Asia1. Đặt vấn đề Sự tăng trưởng trong cấu trúc quốc gia của các nước phát triển và đang phát triểnlà kết quả của sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật và công nghệ số. Điều này đãcho phép các chính phủ quản lý và duy trì nền kinh tế hiệu quả (Bankole & Mimbi,2017). Công nghệ, thông tin và truyền thông (Information and Technologies – ICT)được xem là chìa khoá quan trọng cho sự phát triển kinh tế (Zoroja, 2016). Theođó, chủ đề nghiên cứu ICT được nhiều học giả quan tâm, chẳng hạn như: tác độngcủa ICT đến hoạt động thương mại (Bankole & cộng sự, 2015), phát triển tài chính(Ejemeyovwi & cộng sự, 2021), cấu trúc thị trường tài chính (Riggins & Weber,2016), phát triển con người (Bankole & cộng sự, 2013), phát triển kinh tế (Cheng& cộng sự, 2021; Palvia & cộng sự, 2018). Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia nhưng các quốc gia hầu hết thuộc nhóm thunhập thấp – trung bình (World Bank, 2022). Hoạt động phát triển công nghệ số tại mộtsố quốc gia Đông Nam Á trong những năm gần đây diễn ra mạnh mẽ, góp phần vàotăng cường hoạt động đổi mới và phát triển kinh tế (Erh, 2021). Hoạt động đổi mới làchìa khoá quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia (Bessant & cộngsự, 2005). Đổi mới là chìa khoá cho tăng trưởng kinh tế lâu dài (Solow, 1957). Tuynhiên, các nghiên cứu về tác động của ICT đến hoạt động đổi mới của quốc gia cònrất hạn chế (Kurniawati, 2020; Zoroja, 2016). Như vậy, sự phát triển của ICT tác độngđến hoạt động đổi mới của các quốc gia Đông Nam Á là vấn đề cần phải được nghiêncứu. Đây cũng là mục tiêu chính của bài viết. Cụ thể, nghiên cứu sử dụng dữ liệu của7 quốc gia trong giai đoạn từ 1996-2020, với các phương pháp hồi quy cho dữ liệubảng được sử dụng bao gồm: bình phương nhỏ nhất gộp (Pooled-OLS), tác động ngẫunhiễn (random-e?ects model - REM), tác động cố định ( xed-e?ects model – FEM)và ước lượng Driscoll & Kraa ...

Tài liệu có liên quan: