Danh mục tài liệu

Tác động của những biến động kinh tế xã hội trong năm 2008 tới khu vực đô thị - Nguyễn Xuân Mai

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 167.89 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Tác động của những biến động kinh tế xã hội trong năm 2008 tới khu vực đô thị" dưới đây để nắm bắt được tình trạng thất nghiệp gia tăng trong khi nền kinh tế bị giảm phát vào cuối năm 2008, lạm phát, suy thoái kinh tế kéo theo sự giảm thu nhập và đời sống, các quan hệ lao động trở nên phức tạp,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của những biến động kinh tế xã hội trong năm 2008 tới khu vực đô thị - Nguyễn Xuân Mai24 Xã hội học, số 2 - 2009 TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG BIẾN ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG NĂM 2008 TỚI KHU VỰC ĐÔ THỊ NGUYỄN XUÂN MAI1 F 0 P 2008 là một năm có nhiều biến động về kinh tế và xã hội trong và ngoài nước. Sựbất ổn định của kinh tế vĩ mô như lạm phát tăng cao, nhập siêu lớn, việc thực thi chínhsách thắt chặt tiền tệ, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo theo sự suy thoái kinh tếquốc tế đã có tác động sâu sắc về mặt xã hội đối với khu vực đô thị - khu vực hội nhậpkinh tế sâu rộng nhất. Tác động của những biến động kinh tế xã hội năm 2008 ở các đô thị Việt Nam làmạnh mẽ và sâu rộng, nhưng trong khuôn khổ bài viết này xin được đề cập các vấn đềsau: 1. Tình trạng thất nghiệp gia tăng, trong khi nền kinh tế bị giảm phát vào cuốinăm 2008. 2. Lạm phát, suy thoái kinh tế kéo theo sự suy giảm thu nhập và đời sống, cácquan hệ lao động trở nên phức tạp. 3. Khu vực phi chính thức ở đô thị - một lối thoát trước mắt và lâu dài. 4. Mở rộng Hà Nội và công bằng xã hội. 1. Tình trạng thất nghiệp gia tăng trong khi nền kinh tế bị giảm phát vàocuối năm 2008 Trong năm 2008, nếu lạm phát tăng nhanh và cao vào những tháng đầu, và vàogiữa năm, thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại lớn, thì vào cuối năm 2008, cuộckhủng hoảng tài chính ở Mỹ, biến thành cuộc suy thoái kinh tế trên phạm vi toàn cầu,lại dẫn đến tình trạng giảm phát ở Việt Nam. Nền kinh tế mở, hướng về xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ trongnhiều năm qua: năm 2007 xuất khẩu bằng 77% GDP và nhập khẩu bằng 90% GDP. Tuynhiên, đến cuối năm 2008, cũng chính nền kinh tế hướng về xuất khẩu ấy lại là nguyênnhân gây nên giảm phát, trong bầu không khí u ám của suy thoái kinh tế toàn cầu. Bị tácđộng mạnh nhất là các lĩnh vực xuất khẩu, đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài, dulịch, kiều hối. Những tác động này đã làm giảm mạnh đà tăng trưởng kinh tế, bởi cácnhân tố chính cho tăng trưởng ở Việt Nam những năm qua là gia tăng đầu tư và laođộng. Chính phủ đã phải điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2008 từ 8% xuống6,5%, nhưng thực tế chỉ đạt mức 6,18% (Vietnamnet 27/3/2009). Về mặt xã hội, sự suygiảm mạnh FDI có thể dẫn tới lơi lỏng việc đảm bảo quyền lợi của người lao động bị sathải, làm yếu đi vai trò của Công đoàn, giảm sút quyết tâm chính trị về bảo vệ môi1 PGS.TS, Viện Xã hội học Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Nguyễn Xuân Mai 25trường vừa được dấy lên qua vụ Vedan. Cuộc khủng hoảng toàn cầu cũng làm gia tăng tình trạng thất nghiệp, thiếu việclàm, giảm thu nhập đối với người lao động do nhiều doanh nghiệp bị phá sản, tạmdừng sản xuất, thu hẹp phạm vi hoạt động. Theo thống kê của Bộ Lao động, Thươngbinh và Xã hội, đến hết năm 2008, cả nước có gần 30 ngàn lao động làm việc trong cácdoanh nghiệp bị mất việc do suy giảm kinh tế. Còn theo Tổng liên đoàn Lao động ViệtNam, mới chỉ tổng hợp báo cáo của liên đoàn lao động 11 tỉnh, thành phố đã có hơn50.000 lao động thất nghiệp, trong đó TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Cần Thơ mỗitỉnh có 8.000 lao động thất nghiệp, Đồng Nai 7.000, Hà Nội 4.600. Dự báo trong năm2009, khoảng 300 - 400 nghìn công nhân công nghiệp mất việc làm. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, cả nước có 1.030.000 người thấtnghiệp (cuối năm 2008). Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ước tính 4,65% (năm2007 là 4,64%). So với tổng số người lao động ở thành thị là 11.372.000 người thìcon số thất nghiệp là 528.798 người. Ba nhóm lao động bị ảnh hưởng nhiều nhất là lao động di cư, lao động khôngcó trình độ tay nghề và lao động theo thời vụ. Khi doanh nghiệp đóng cửa thì nhómnày thường bị sa thải đầu tiên. Hiệp hội DNVVN đưa ra nhận định khoảng 20% DNVVN, trong tổng số300.000 doanh nghiệp, đang đứng bên bờ vực phá sản. Như thế có thể hàng triệu laođộng đã và đang bị thất nghiệp bởi các bất ổn kinh tế. Về mặt quản lý, việc không nắm bắt được chính xác số lượng lao động thấtnghiệp hay thiếu việc làm đã khiến cho các giải pháp về tạo việc làm và bảo đảm ansinh xã hội khó có thể đạt hiệu quả cao. Tình trạng thất nghiệp tăng lên năm 2008 cũng dẫn đến tâm lý bi quan về triểnvọng kinh tế cũng như nỗi lo thất nghiệp trong cư dân đô thị. Cuộc khảo sát củaTNS-Gallup International Vietnam vào trước và sau Tết Kỷ Sửu ở hai thành phố lớnHà Nội và TP. Hồ Chí Minh cho thấy, 86% tin rằng thất nghiệp sẽ tăng lên ở ViệtNam trong năm 2009. 35% người được hỏi cho rằng kinh tế sẽ xấu hơn trong 12tháng tới (Vneconomy, 23/3/2009). Nếu niềm tin vào triển vọng nền kinh tế xấu đi,nhiều khả năng người dân thành thị sẽ tăng cường thắt chặt chi tiêu, không dám đầutư cho sản xuất kinh doanh và hệ quả có thể là suy thoái kinh tế sẽ trầm trọng thêm.Các giải pháp kinh tế, xã hội, truyền thông cho sự phục hồi niềm tin là rất cần thiếtđể có thể tạo cơ sở xã hội vững chắc cho sự phục hồi kinh tế và ổn định xã hội. 2. Lạm phát, suy thoái kinh tế kéo theo sự suy giảm thu nhập và đời sống,các quan hệ lao động trở nên phức tạp Lạm phát tăng lên vào những tháng giữa năm 2008, nhất là tháng 5 với CPI tăngđến 4%, đưa CPI 5 tháng đầu năm lên mức 15,96% - cao nhất trong vòng 12 năm qua.Với nhóm 8 giải pháp của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn26 Tác động của những biến động kinh tế - xã hội trong năm 2008...bảo ...