Tác động của phổ cập tài chính tới bình đẳng trong thu nhập - trường hợp các nước Châu Á
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 333.29 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này xem xét mối quan hệ giữa phổ cập tài chính và bình đẳng trong thu nhập của các quốc gia ở Châu Á. Sử dụng số liệu thu thập từ các tổ chức quốc tế như IMF, World Bank, ILO, tác giả áp dụng phương pháp của Sarma (2015) để tính toán chỉ số phổ cập tài chính cho 17 quốc gia châu Á trong giai đoạn từ 2004 đến 2015. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của phổ cập tài chính tới bình đẳng trong thu nhập - trường hợp các nước Châu Á TÁC ĐỘNG CỦA PHỔ CẬP TÀI CHÍNH TỚI BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP - TRƯỜNG HỢP CÁC NƯỚC CHÂU Á TS. Nguyễn Đăng Tuệ Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Tóm tắt Bài viết này xem xét mối quan hệ giữa phổ cập tài chính và bình đẳng trong thu nhập của các quốc gia ở Châu Á. Sử dụng số liệu thu thập từ các tổ chức quốc tế như IMF, World Bank, ILO, tác giả áp dụng phương pháp của Sarma (2015) để tính toán chỉ số phổ cập tài chính cho 17 quốc gia châu Á trong giai đoạn từ 2004 đến 2015. Từ đó tác giả xem xét mối quan hệ giữa phổ cập tài chính và bất bình đẳng về thu nhập của các quốc gia này. Kết quả cho thấy phổ cập tài chính có thể giúp giảm sự bất bình đẳng trong thu nhập của các quốc gia. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số hàm ý về chính sách liên quan đến phổ cập tài chính. Từ khóa: phổ cập tài chính, bất bình đẳng, thu nhập, châu Á 1. Giới thiệu Tăng trưởng hòa nhập (inclusive growth) gần đây đã trở thành một trong những mục tiêu chính sách quan trọng nhất của thế giới. Các chính phủ, các đối tác phát triển và các nhà kinh tế đã chú ý đến việc đưa vào đời sống kinh tế và xã hội sự tiếp cận rộng rãi hoặc phổ cập đến giáo dục, y tế, an sinh xã hội, nước sạch và vệ sinh, vận tải và điện. Việc phổ cập tài chính là điểm mới nhất được thêm vào chương trình hòa nhập xã hội và thúc đẩy sự tiếp cận giữa tất cả các bộ phận của xã hội với một loạt các dịch vụ tài chính với chi phí hợp lý. (Bhowmik & Saha, 2013) Phổ cập tài chính hay còn được gọi là tài chính toàn diện (financial inclusion) là việc cung cấp các dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi thành viên xã hội với mức chi phí hợp lý, đặc biệt chú trọng đến nhóm cá nhân và tổ chức yếu thế, chưa được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thống. Các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính hữu ích với giá cả phải chăng đáp ứng được nhu cầu của họ trong giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm (World Bank, 2014). Từ định nghĩa trên, Camara (2014) cho rằng phổ cập tài chính là quá trình mà việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức được tối đa hoá, đồng thời giảm thiểu những rào cản bởi những cá nhân không tham gia vào hệ thống tài chính chính thức. Ngoài ra, phổ cập tài chính còn có thể được hiểu là một quá trình đảm bảo khả năng tiếp cận, tính khả dụng và sử dụng hệ thống tài chính chính thức cho tất cả các thành viên của nền kinh tế (Sarma, 2015) Việc nhận thức được rằng phổ cập tài chính là yếu tố then chốt cho cả cuộc chiến chống nghèo đói và đạt được mục tiêu phát triển kinh tế tổng thể đang dẫn tới việc tập trung ngày càng nhiều vào các chính sách và sáng kiến phổ cập tài chính (World Bank, 2017). Phổ cập tài chính có thể đem lại những lợi ích ở góc độ vĩ mô và vi mô. Ở góc độ vi mô, phổ cập tài chính cho phép những người nghèo có thể tối ưu hóa tiêu dùng và đảm bảo cuộc sống của họ ít bị ảnh hưởng bởi những sự kiện bất thường như bệnh tật, tai nạn, thất nghiệp. Phổ cập tài chính giúp tạo ra những kênh thanh toán và chuyển tiền cho những người chưa có tài khoản ngân hàng. Nếu không có phổ cập tài chính, những người này không có lựa chọn nào khác ngoài những phương thức chuyển tiền tốn kém và đầy rủi ro. Phổ cập tài chính cho phép người nghèo có thể tiết kiệm và vay mượn để xây nhà, đầy tư vào giáo dục và kinh doanh để cải thiện cuộc sống của mình. Phổ cập tài chính cũng đóng góp vào việc phát triển tín dụng một cách lành mạnh đối với những người trước đây vốn dựa vào tín dụng phi chính thức. 458 Tiếp cận tài chính tạo điều kiện cho các gia đình và doanh nghiệp lên kế hoạch cho cuộc sống từ các mục tiêu dài hạn đến những trường hợp khẩn cấp bất ngờ. Cung cấp một nền tảng giáo dục tài chính cá nhân, hình thành thói quen tiết kiệm, đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp luôn sống dưới áp lực tài chính. Phổ cập tài chính đặc biệt quan trọng đối với các nhóm cá nhân và tổ chức yếu thế như: người nghèo, phụ nữ, trẻ em và cộng đồng nông thôn, tạo niềm tin thúc đẩy nhu cầu đầu tư, kinh doanh, cải thiện năng suất lao động tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa (Klapper & Demirguc-Kunt, 2011). Vì những lý do này, phổ cập tài chính đã thu hút rất nhiều quan tâm trong những năm gần đây vì một mục tiêu chính sách nhằm cải thiện cuộc sống của người nghèo. Phổ cập tài chính là một trong những chủ đề đang được ưu tiên thảo luận trong các chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo toàn cầu, các tổ chức quốc tế cũng như các chính phủ tại các diễn đàn đa phương quốc tế và khu vực với quy mô rộng như GPFI-G20, WB, BIS, AFI, UNCDF, CEMLA… Kết quả của sự hợp tác đó, đến nay có 57 quốc gia đã thể hiện cam kết thúc đẩy phổ cập tài chính, trong đó hơn 30 nước - chủ yếu là các nước đang phát triển, đã và đang trong quá trình ban hành và triển khai một Chiến lược phổ cập tài chính quốc gia (National Financial Inclusion Strategies - NFIS), thậm chí có quốc gia đang triển khai ở giai đoạn 3 (World Bank, 2017). Tuyên bố Maya năm 2011 đã đóng góp đáng kể trong việc nâng cao chiến lược quốc gia về phổ cập tài chính. Trong số 57 quốc gia đã thực hiện cam kết theo Tuyên bố Maya vào cuối tháng 9 năm 2015 có 35 nước đã cam kết xây dựng và thực hiện NFIS. Và trong số 35 nước này, 16 nước đã hoàn thành xây dựng chiến lược quốc gia (AFI, 2015). 2. Tổng quan nghiên cứu Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa phổ cập tài chính và tăng trưởng kinh tế. Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm cách chứng minh phổ cập tài chính là một động cơ thúc đẩy tăng trưởng. Về nguyên tắc, một hệ thống tài chính phát triển sẽ hỗ trợ tăng trưởng cả từ phía cung (phát triển tài chính dẫn đến thúc đẩy sản xuất) và từ phía cầu (tăng trưởng tạo ra nhu cầu ch ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của phổ cập tài chính tới bình đẳng trong thu nhập - trường hợp các nước Châu Á TÁC ĐỘNG CỦA PHỔ CẬP TÀI CHÍNH TỚI BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP - TRƯỜNG HỢP CÁC NƯỚC CHÂU Á TS. Nguyễn Đăng Tuệ Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Tóm tắt Bài viết này xem xét mối quan hệ giữa phổ cập tài chính và bình đẳng trong thu nhập của các quốc gia ở Châu Á. Sử dụng số liệu thu thập từ các tổ chức quốc tế như IMF, World Bank, ILO, tác giả áp dụng phương pháp của Sarma (2015) để tính toán chỉ số phổ cập tài chính cho 17 quốc gia châu Á trong giai đoạn từ 2004 đến 2015. Từ đó tác giả xem xét mối quan hệ giữa phổ cập tài chính và bất bình đẳng về thu nhập của các quốc gia này. Kết quả cho thấy phổ cập tài chính có thể giúp giảm sự bất bình đẳng trong thu nhập của các quốc gia. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số hàm ý về chính sách liên quan đến phổ cập tài chính. Từ khóa: phổ cập tài chính, bất bình đẳng, thu nhập, châu Á 1. Giới thiệu Tăng trưởng hòa nhập (inclusive growth) gần đây đã trở thành một trong những mục tiêu chính sách quan trọng nhất của thế giới. Các chính phủ, các đối tác phát triển và các nhà kinh tế đã chú ý đến việc đưa vào đời sống kinh tế và xã hội sự tiếp cận rộng rãi hoặc phổ cập đến giáo dục, y tế, an sinh xã hội, nước sạch và vệ sinh, vận tải và điện. Việc phổ cập tài chính là điểm mới nhất được thêm vào chương trình hòa nhập xã hội và thúc đẩy sự tiếp cận giữa tất cả các bộ phận của xã hội với một loạt các dịch vụ tài chính với chi phí hợp lý. (Bhowmik & Saha, 2013) Phổ cập tài chính hay còn được gọi là tài chính toàn diện (financial inclusion) là việc cung cấp các dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi thành viên xã hội với mức chi phí hợp lý, đặc biệt chú trọng đến nhóm cá nhân và tổ chức yếu thế, chưa được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thống. Các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính hữu ích với giá cả phải chăng đáp ứng được nhu cầu của họ trong giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm (World Bank, 2014). Từ định nghĩa trên, Camara (2014) cho rằng phổ cập tài chính là quá trình mà việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức được tối đa hoá, đồng thời giảm thiểu những rào cản bởi những cá nhân không tham gia vào hệ thống tài chính chính thức. Ngoài ra, phổ cập tài chính còn có thể được hiểu là một quá trình đảm bảo khả năng tiếp cận, tính khả dụng và sử dụng hệ thống tài chính chính thức cho tất cả các thành viên của nền kinh tế (Sarma, 2015) Việc nhận thức được rằng phổ cập tài chính là yếu tố then chốt cho cả cuộc chiến chống nghèo đói và đạt được mục tiêu phát triển kinh tế tổng thể đang dẫn tới việc tập trung ngày càng nhiều vào các chính sách và sáng kiến phổ cập tài chính (World Bank, 2017). Phổ cập tài chính có thể đem lại những lợi ích ở góc độ vĩ mô và vi mô. Ở góc độ vi mô, phổ cập tài chính cho phép những người nghèo có thể tối ưu hóa tiêu dùng và đảm bảo cuộc sống của họ ít bị ảnh hưởng bởi những sự kiện bất thường như bệnh tật, tai nạn, thất nghiệp. Phổ cập tài chính giúp tạo ra những kênh thanh toán và chuyển tiền cho những người chưa có tài khoản ngân hàng. Nếu không có phổ cập tài chính, những người này không có lựa chọn nào khác ngoài những phương thức chuyển tiền tốn kém và đầy rủi ro. Phổ cập tài chính cho phép người nghèo có thể tiết kiệm và vay mượn để xây nhà, đầy tư vào giáo dục và kinh doanh để cải thiện cuộc sống của mình. Phổ cập tài chính cũng đóng góp vào việc phát triển tín dụng một cách lành mạnh đối với những người trước đây vốn dựa vào tín dụng phi chính thức. 458 Tiếp cận tài chính tạo điều kiện cho các gia đình và doanh nghiệp lên kế hoạch cho cuộc sống từ các mục tiêu dài hạn đến những trường hợp khẩn cấp bất ngờ. Cung cấp một nền tảng giáo dục tài chính cá nhân, hình thành thói quen tiết kiệm, đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp luôn sống dưới áp lực tài chính. Phổ cập tài chính đặc biệt quan trọng đối với các nhóm cá nhân và tổ chức yếu thế như: người nghèo, phụ nữ, trẻ em và cộng đồng nông thôn, tạo niềm tin thúc đẩy nhu cầu đầu tư, kinh doanh, cải thiện năng suất lao động tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa (Klapper & Demirguc-Kunt, 2011). Vì những lý do này, phổ cập tài chính đã thu hút rất nhiều quan tâm trong những năm gần đây vì một mục tiêu chính sách nhằm cải thiện cuộc sống của người nghèo. Phổ cập tài chính là một trong những chủ đề đang được ưu tiên thảo luận trong các chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo toàn cầu, các tổ chức quốc tế cũng như các chính phủ tại các diễn đàn đa phương quốc tế và khu vực với quy mô rộng như GPFI-G20, WB, BIS, AFI, UNCDF, CEMLA… Kết quả của sự hợp tác đó, đến nay có 57 quốc gia đã thể hiện cam kết thúc đẩy phổ cập tài chính, trong đó hơn 30 nước - chủ yếu là các nước đang phát triển, đã và đang trong quá trình ban hành và triển khai một Chiến lược phổ cập tài chính quốc gia (National Financial Inclusion Strategies - NFIS), thậm chí có quốc gia đang triển khai ở giai đoạn 3 (World Bank, 2017). Tuyên bố Maya năm 2011 đã đóng góp đáng kể trong việc nâng cao chiến lược quốc gia về phổ cập tài chính. Trong số 57 quốc gia đã thực hiện cam kết theo Tuyên bố Maya vào cuối tháng 9 năm 2015 có 35 nước đã cam kết xây dựng và thực hiện NFIS. Và trong số 35 nước này, 16 nước đã hoàn thành xây dựng chiến lược quốc gia (AFI, 2015). 2. Tổng quan nghiên cứu Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa phổ cập tài chính và tăng trưởng kinh tế. Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm cách chứng minh phổ cập tài chính là một động cơ thúc đẩy tăng trưởng. Về nguyên tắc, một hệ thống tài chính phát triển sẽ hỗ trợ tăng trưởng cả từ phía cung (phát triển tài chính dẫn đến thúc đẩy sản xuất) và từ phía cầu (tăng trưởng tạo ra nhu cầu ch ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính toàn diện Phổ cập tài chính Bình đẳng trong thu nhập Dịch vụ tài chính Thị trường tài chính Tài chính tín dụngTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 1028 34 0 -
2 trang 528 13 0
-
2 trang 365 13 0
-
293 trang 338 0 0
-
Thực trạng phát triển Mobile Money ở Việt Nam và một số khuyến nghị
6 trang 274 0 0 -
Bàn về xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam
4 trang 241 0 0 -
Nghiên cứu tâm lý học hành vi đưa ra quyết định và thị trường: Phần 2
236 trang 240 0 0 -
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tài chính toàn diện
3 trang 183 0 0 -
Ứng dụng mô hình ARIMA-GARCH để dự báo chỉ số VN-INDEX
9 trang 164 1 0 -
197 trang 162 0 0