Danh mục tài liệu

Tác động của việc làm trái ngành đào tạo tới tiền lương của người lao động tốt nghiệp đại học ngành nông nghiệp ở Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 631.08 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày tác động của việc làm trái ngành đào tạo tới tiền lương của người lao động tốt nghiệp đại học ngành nông nghiệp ở Việt Nam. Kết quả này có thể phản ánh thực thế rằng các công việc đúng ngành có mức lương thấp đáng kể, hàm ý rằng người lao động tự lựa chọn các công việc trái ngành để có mức lương cao hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của việc làm trái ngành đào tạo tới tiền lương của người lao động tốt nghiệp đại học ngành nông nghiệp ở Việt Nam TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LÀM TRÁI NGÀNH ĐÀO TẠO TỚI TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Trần Quang Tuyến Đại học Quốc gia Hà Nội Email: tuyentranquang1973@gmail.comMã bài báo: JED - 1813Ngày nhận:15/06/2024Ngày nhận bản sửa:23/10/2024Ngày duyệt đăng:03/11/2024DOI: 10.33301/JED.VI.1813 Tóm tắt: Đây là nghiên cứu đầu tiên phân tích sự không phù hợp giữa ngành học và việc làm tới tiền lương của người lao động tốt nghiệp đại học ngành nông nghiệp ở Việt Nam sử dụng dữ liệu từ điều tra lao động việc làm các năm 2018-2020. Kết quả thống kê mô tả và thống kê suy luận cho thấy tiền lương trung bình cao hơn cho nhóm làm trái ngành so với nhóm làm đúng ngành. Hơn nữa, phân tích kinh tế lượng cho thấy kết quả tương tự sau khi đã kiểm soát các đặc điểm của cá nhân người lao động và đặc điểm vùng miền. Kết quả này có thể phản ánh thực thế rằng các công việc đúng ngành có mức lương thấp đáng kể, hàm ý rằng người lao động tự lựa chọn các công việc trái ngành để có mức lương cao hơn. Từ khóa: Ngành nông nghiệp, người lao động có bằng đại học, việc làm trái ngành, PSM, tiền lương. Mã JEL: E24, I21, I23. The impact of job-education mismatch on wages among agricultural graduates in Vietnam Abstract: This study is the first one to analyze the mismatch between the field of study and occupation (job-education mismatch) and its impact on wages among agricultural graduates in Vietnam, using data from the Labour Force Survey from 2018 to 2020. The results of descriptive and inferential statistics show that average wages are higher for those with job mismatches than those with job matches. Furthermore, econometric analyses confirm similar results, even after controlling for individual and regional characteristics. The result may reflect that matched jobs have significantly lower average wages, implying that graduates have self-selected into job mismatches that offer them higher wages. Keywords: Agriculture, graduates, job-education mismatch, PSM, wages. JEL codes: E24, I21, I23. 1. Giới thiệu Các nghiên cứu gần đây ở Việt Nam cho thấy số lượng người lao động có trình độ đại học tham gia ngàycàng tăng trong khi khả năng tạo việc làm cho nhóm lao động này còn hạn chế (Doan & cộng sự, 2018; Tran& cộng sự, 2023). Từ đó, đã dẫn tới hệ quả là nhiều người lao động có trình độ đại học đã và đang làm cáccông việc thấp hơn trình độ được đào tạo (còn gọi là đạo tạo quá mức: over-education) (Le & Tran, 2019)hoặc các công việc trái với ngành được đào tạo (còn gọi là trái ngành học: education-job mismatch or fieldof study mismatch) (Tran & cộng sự, 2023). Một nghiên cứu gần đây ở Việt Nam cho thấy nhiều người laođộng có bằng đại học có tỷ lệ làm việc trái ngành là khá cao. Cụ thể, tỷ lệ người lao động tốt nghiệp ngànhkỹ thuật, công nghệ, kiến trúc và xây dựng làm trái ngành là khoảng 32%, nhân văn nghệ thuật là 63 % vàSố 330 tháng 12/2024 34cao nhất là nhóm ngành nông, lâm và thú y (67%) (Thanh Hung, 2022). Người lao động cũng như các chuyên gia nông nghiệp có trình độ đại học rất cần thiết cho nhu cầu côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam. Tuy nhiên, số liệu tính toán gần đây ở ViệtNam cho thấy tiền lương trung bình của người lao động có trình độ đại học ngành nông nghiệp (bao gồmcả lâm nghiệp, thú ý) thấp hơn mức trung bình của hầu hết các ngành đào tạo khác ở Việt Nam (Tran & Vu,2020). Hơn nữa, như đã đề cập ở trên, một tỷ lệ đáng kể, gần 70% người lao động có bằng đại học ngànhnông nghiệp đang đảm nhiệm các công việc trái ngành đào tạo. Đây là một sự lãng phí nguồn nhân lực chosự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp ở Việt Nam. Hơn nữa, với cá nhân người lao động, việc làmtrái ngành có thể có tác động tiêu cực tới tiền lương của họ (Somers & cộng sự, 2019). Hầu hết các nghiêncứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam gần đây đều cho thấy người lao động có trình độ làm trái ngànhthường nhận mức lương trung bình thấp hơn nhóm làm đúng ngành đào tạo (Somers & cộng sự, 2019; Tran& cộng sự, 2023). Tuy nhiên, một số ít nghiên cứu khác lại cho thấy việc làm trái ngành đem lại mức lươngcao hơn việc làm đúng ngành, có thể do người lao động tự lựa chọn các công việc tuy trái ngành để có mứclương cao hơn (Yuen, 2010; Somers & cộng sự, 2019). Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng làm trái ngành vàtác động của việc làm trái ngành tới tiền lương của người lao động có bằng đại học ngành nông nghiệp ởViệt Nam. Việc lượng hóa các nhân tố tác động tới việc làm trái ngành, cũng như hậu quả của vấn đề nàytới tiền lương của người lao động có trình độ đại học ngành nông nghiệp chủ đề nghiên cứu có ý nghĩa thựctiễn chính sách cho Việt Nam. Bài viết này có cấu trúc như sau: trong phần tiếp theo sẽ mô tả dữ liệu và mô hình phân tích. Trongphần ba, bài viết thảo luật các kết quả nghiên cứu và sau cùng kết luận và hàm ý chính sách được trìnhbày ở phần 4. 2. Dữ liệu và mô hình phân tích 2.1. Dữ liệu Bài viết sử dụng dữ liệu thứ cấp từ khảo sát lực lượng lao động Việt Nam (Labour force survey - LFS)2018-2020. Mục tiêu chính của LFS là thu thập thông tin về những người từ 15 tuổi trở lên đang sinh sốngtại Việt Nam và hiện đang tham gia thị trường lao động. LFS là đại diện ở cấp quốc gia, nô ...

Tài liệu có liên quan: