Tác giả hàm ẩn và nghệ thuật di chuyển điểm nhìn trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác giả hàm ẩn và nghệ thuật di chuyển điểm nhìn trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng TÁC GIẢ HÀM ẨN VÀ NGHỆ THUẬT DI CHUYỂN ĐIỂM NHÌN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG NGUYỄN THỊ HẢI YẾN Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Điểm nhìn vốn được biết đến như một nhân tố quan trọng, một thành tựu đặc biệt của Tự sự học, một khi được đưa vào trong Tu từ học tiểu thuyết đã vượt qua khỏi giới hạn của một công cụ mang tính kĩ thuật để trở thành một bình diện mang tính cảm xúc. Đằng sau mọi sự lựa chọn và điều phối điểm nhìn của tác giả hàm ẩn bao giờ cũng ẩn chứa một ý đồ nghệ thuật, một thông điệp nào đó được gửi gắm của người cầm bút. Với Vũ Trọng Phụng, di chuyển điểm nhìn không chỉ là hình thức giúp tiểu thuyết gia bộc lộ một mặt khác chưa được biết đến trong con người thật của mình, không chỉ thể hiện ý thức đổi mới trong nghệ thuật trần thuật của nhà văn mà sâu xa hơn cả là tạo nên một sự kết nối giữa nhân vật - người đọc và tác giả. Từ khóa: điểm nhìn, tu từ học tiểu thuyết, tác giả hàm ẩn1. ÐẶT VẤN ÐỀNhà điện ảnh Xô Viết V.Pudovkin đã ví: “Xác định điểm nhìn để tái hiện đời sống như mởmột con đường đi vào rừng rậm. Xác định đúng, tạo cho người đi cái thế nhìn sâu, trông xađưa họ đến cái điểm nhận thức và cảm thụ mà mỗi nhà văn đều muốn đạt đến.” [2, tr. 310]Quả thật trong một tác phẩm văn học, điểm nhìn bao giờ cũng là yếu tố được quan tâm hàngđầu của các nhà văn. Nếu ưu thế của điểm nhìn bên ngoài giúp cho người kể chuyện có thểbao quát và phản ánh được một hiện thực rộng lớn, thì lợi thế của điểm nhìn bên trong là cóthể mổ xẻ và khám phá những ngóc ngách sâu kín bên trong thế giới nhân vật. Khai thác lợithế của cả hai loại điểm nhìn này, Vũ Trọng Phụng đã sử dụng nghệ thuật di chuyển điểmnhìn như một công cụ đắc lực để tạo ra sức hấp dẫn cho truyện kể.2. TÁC GIẢ HÀM ẨN VÀ NGHỆ THUẬT DI CHUYỂN ÐIỂM NHÌN TRONG TIỂUTHUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG2.1. Điểm nhìn trong quan niệm của Tu từ học tiểu thuyếtVới Tu từ học tiểu thuyết, điểm nhìn luôn chịu sự chi phối của tác giả hàm ẩn và gắn chặt vớiphẩm chất của người kể chuyện. W. Booth cho rằng phẩm chất của người kể chuyện chính làyếu tố then chốt làm nên sức hấp dẫn, độc đáo của mỗi truyện kể. Dường như có bao nhiêukiểu người kể chuyện thì cũng sẽ có bấy nhiêu điểm nhìn. Chính sự khác nhau về phẩm chất,trí tuệ, tuổi tác, giới tính, tôn giáo của người kể chuyện sẽ tạo ra những điểm nhìn khác nhaucho câu chuyện được kể. Tất cả những yếu tố đó sẽ quy định tầm hiểu biết, mức độ và giớihạn về điểm nhìn mà câu chuyện sẽ được kể ra. Không phải ngẫu nhiên khi tác giả hàm ẩn lạilựa chọn điểm nhìn này mà không phải là một điểm nhìn khác hay trong quá trình trần thuậtlại liên tục di chuyển điểm nhìn. Vì thế theo Booth, việc xác định câu chuyện được kể theođiểm nhìn bên ngoài hay bên trong, khách quan hay chủ quan mới chỉ cho giúp chúng ta nhìnthấy được phần nổi bên trên của tảng băng. Điều quan trọng hơn cả là phải lý giải được tínhmục đích và dụng ý trong việc sử dụng các loại điểm nhìn đó. Dưới bàn tay của tác giả hàmẩn, đôi khi những khoảng chênh về điểm nhìn (bên ngoài - bên trong, khách quan - chủ quan)lại được khai thác một cách triệt để để tạo nên những khoảng cách thẩm mỹ, chứa đựngnhững thông điệp, những đối thoại hàm ẩn giữa nhân vật, tác giả và người đọc. Lần tìm vàKỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ haiTrường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 327-331328 NGUYỄN THỊ HẢI YẾNgiải mã những khoảng cách thẩm mỹ này chính là quá trình bóc tách những vẻ đẹp tiềm ẩnnằm sâu bên trong mỗi tác phẩm nghệ thuật, giúp chúng ta: “có thể tiến đến cái đích thamvọng nhất: sức quyến rũ của truyện kể” [1, tr. 126].2.2. Quan điểm của tác giả hàm ẩn qua nghệ thuật di chuyển điểm nhìn trong tiểuthuyết của Vũ Trọng PhụngĐối với Vũ Trọng Phụng, văn chương như một con thuyền để chuyên chở những nỗi niềmtrăn trở của ông về con người và cuộc đời. Cũng bởi một lẽ này mà bất cứ một hình thức nàocho dù là nhỏ nhất có mặt trong tác phẩm cũng đều mang tính quan niệm. Lựa chọn điểm nhìnvà điều phối nó trong quá trình trần thuật cũng không nằm ngoài chủ đích trên của tác giả.2.2.1. Di chuyển điểm nhìn- hình thức rút ngắn khoảng cách giữa nhân vật với người đọcTrong Giông Tố, sự phối kết, luân phiên điểm nhìn giữa người kể chuyện và nhân vật đượcthể hiện rõ nhất ở chương V. Người kể chuyện với điểm nhìn bên ngoài chỉ giới thiệu và miêutả những bối cảnh làm nền cho sự xuất hiện của nhân vật. Sau đó rút lui và nhường quyền trầnthuật cho Mịch. Bản chất ngây thơ của cô gái thôn quê sẽ thiếu đi sức thuyết phục độc giả nếunhư không có sự can thiệp của tác giả hàm ẩn bằng việc đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tu từ học tiểu thuyết Tác giả hàm ẩn Nghệ thuật di chuyển điểm nhìn Tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng Nghệ thuật trần thuậtTài liệu có liên quan:
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều dưới góc nhìn trần thuật học
93 trang 127 0 0 -
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ thủ pháp nghịch dị
4 trang 64 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Những vẻ đẹp trong tập truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải
60 trang 34 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người lính trong Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu
70 trang 27 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
109 trang 21 0 0 -
Sự vận động nghệ thuật trần thuật từ 'Cánh đồng bất tận' đến 'Biên sử nước' của Nguyễn Ngọc Tư
15 trang 20 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban
92 trang 18 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cách tân nghệ thuật trong truyện ngắn sau 1975
95 trang 18 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Bùi Hiển
113 trang 17 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
110 trang 17 0 0