Bài viết với mục tiêu nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời giảm mức độ thâm dụng nguyên liệu nhập khẩu trong hàng hóa xuất khẩu, đây là thước đo độ sâu và hiệu quả trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu: Chiến lược nào cho thương mại Việt Nam? HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM28. 1 Tô Công Nguyên Bảo * Nguyễn Khắc Quốc Bảo* Nguyễn Thị Uyên Uyên* Hồ Thu Hoài*Tóm tắtCovid-19 là chất xúc tác khiến các bất ổn toàn cầu vốn dĩ đã tồn tại càng nghiêm trọng vàkhó lường. Đại dịch cũng giúp thế giới nhận ra những hạn chế từ chuỗi cung ứng hiệnhữu, và những quốc gia tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) như Việt Namcần phải định hình lại chiến lược thương mại của mình. Khả năng đổ vỡ hệ thống hoàntoàn có thể xảy ra nếu chuỗi cung ứng phụ thuộc quá mức vào một mắt xích, đặc biệt khimắt xích đó gặp phải những trục trặc. Hơn nữa, sự phát triển của công nghệ góp phầnhình thành nhiều hình thái sản xuất mới, các công ty có xu hướng giảm sự phân tán sảnxuất và dịch chuyển gần hơn đến thị trường tiêu thụ. Trong lúc này, đừng nhầm lẫn đạidịch là cơ hội, mà chỉ là thời khắc giải tỏa áp lực cho Việt Nam, khi mà việc tái cấu trúcchuỗi cung ứng toàn cầu là quy luật tất yếu. Cục diện thay đổi cho quốc gia nào đã chuẩnbị các giải pháp, nguồn lực và gia tăng nội lực từ trước. Kiểm soát tốt đại dịch và ổn địnhkinh tế vĩ mô có lẽ là chiến lược “marketing” tốt nhất cho Việt Nam hiện nay. Không cólợi ích nào là miễn phí, Việt Nam phải tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng caonăng lực cạnh tranh, đồng thời giảm mức độ thâm dụng nguyên liệu nhập khẩu trong hànghóa xuất khẩu, đây là thước đo độ sâu và hiệu quả trong chuỗi cung ứng toàn cầu.Từ khóa: Bất ổn toàn cầu, Covid-19, chuỗi cung ứng, thương mại.1 *Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ: baotcn@ueh.edu.vn 401 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM1. Bất ổn toàn cầu và sự đứt gãy chuỗi cung ứngĐại dịch khiến các bất ổn toàn cầu trở nên nghiêm trọng hơnĐã hơn 1 năm từ khi thế giới ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, các quốc gia vẫn đangđối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn khi mà các làn sóng dịch bệnh từ nhiều biến chủngkhác nhau vẫn đang xuất hiện, có khả năng dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng. Thời thế- Thích ứng - Tương lai là những vấn đề được xem xét trong bài tham luận này. Mọi thứđang trở nên khác đi khi mà cú sốc phi truyền thống từ Covid-19 vẫn đang len lỏi đếntừng ngõ ngách đời sống, làm thay đổi cục diện kinh tế, và chính trị toàn cầu. Có nhữngthứ sẽ không bao giờ trở lại quỹ đạo cũ và không có giải pháp hay chính sách nào là hoànhảo tuyệt đối, liệu chăng mỗi nền kinh tế, từ Chính phủ đến người dân cần phải chủ độngthay đổi, thích nghi để cùng nhau mở ra một chu kỳ phát triển mới. Ngân hàng Thế giới(WB) từng nhận định đại dịch Covid-19 là một cú sốc dai dẳng và bất định bắt nguồn từquá trình giãn cách, cách ly xã hội với quy mô lớn trên từng quốc gia, vùng lãnh thổ vàlan rộng khắp toàn cầu. Tình thế hiện nay cho thấy các bất ổn toàn cầu càng trở nên nghiêm trọng hơn so vớitrước đây. Đại dịch có lẽ là chất xúc tác làm cho sự đối đầu vì mâu thuẫn lợi ích giữa cácquốc gia trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, trong đó có sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảohộ. Minh chứng điển hình là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, quá trình Brexit ởAnh, hay hành động Mỹ đơn phương dán nhãn thao túng tiền tệ với các đối tác thươngmại song phương, xen lẫn đó là cạnh tranh địa chính trị leo thang giữa các cường quốcnhằm thiết lập lại trật tự thế giới. Ở góc độ kinh tế, tính đến tháng 03/2021, các gói giảmđau kinh tế khổng lồ cũng lần lượt được các nước đưa ra, riêng nhóm nước là thành viêncủa Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) có tổng giá trị các gói hơn 30.000 tỷ USD (ADB,2021). Gói hỗ trợ kinh tế lớn nhất thế giới với hơn 10.000 tỷ USD đến từ Mỹ, chiếm47,05% GDP năm 2019 của nước này, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cũng đãtung ra các gói hỗ trợ kinh tế khoảng 5.608 tỷ USD. Tuy nhiên sự lan tỏa và mức độ hiệuquả của các gói hỗ trợ này cần phải có thêm thời gian kiểm chứng, và trong bối cảnh hiệnnay các nền kinh tế vẫn đang “ngập” trong tiền, thanh khoản bị gián đoạn, tiềm ẩn nguycơ về thâm hụt ngân sách, nợ công, nợ nước ngoài tiếp tục tăng cao. Quan trọng hơn, xuấthiện sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và sự đảo chiều của các dòng vốn quốc tế. Đồngthời, một bất ổn khác chính là chủ nghĩa đơn phương đang dần lớn mạnh. Dấu hiệu nàycó thể nhận biết thông qua sự suy yếu của các thiết chế đa phương như Liên Hợp Quốc(UN) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong cách thức phòng chống Covid-19; Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO) trong vai trò giải quyết các tranh chấp thương mại. Những bất định hiện nay đi kèm với diễn biến phức tạp và khó lường, cùng với nhữngthảm họa như Covid-19 càng khiến mỗi quốc gia phải chủ động tự cường trong mọi mặt 402 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAMtừ kinh tế đến chính trị. Mức độ chống chịu của các nền kinh tế đang suy yếu, áp lực cạnhtranh quốc tế càng lớn, thậm chí là phải cạnh tranh ngay trên chính sân nhà. Ngay lúcnày, nếu một quốc gia nào phụ thuộc quá nhiều vào ngoại lực bên ngoài, điển hình nhưtrường hợp các quốc gia đang phụ thuộc vào mắt xích Trung Quốc trong chuỗi cung ứngcó thể phải đối mặt với những rủi ro từ các cú sốc như chiến tranh thương mại, Co ...