Danh mục tài liệu

Tài chính toàn diện trong bối cảnh già hóa dân số

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 585.29 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu cho thấy già hoá dân số cũng đòi hỏi mở rộng các phương tiện giao dịch điện tử, giao dịch số đảm bảo sự hiện đại thuận tiện. Thực thi tài chính toàn diện trong bối cảnh già hoá dân số chính là nhận diện và đáp ứng được những sự thay đổi đó. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài chính toàn diện trong bối cảnh già hóa dân số TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TRONG BỐI CẢNH GIÀ HOÁ DÂN SỐ TS. Nguyễn Thuỳ Linh TS. Vũ Quốc Dũng Học viện Tài chínhTóm tắt Tài chính toàn diện (Financial Inclusion) đang được nhắc đến khá nhiều trên các diễn đànvà các kênh thông tin. Tài chính toàn diện được hiểu theo cách khái quát nhất thì đó là việc cungcấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi thành viên trong xã hội đặc biệt là đối vớinhóm đối tượng yếu thế, nhằm tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, góp phần gia tăngcơ hội sinh kế. Sự ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến phát triển kinh tế xã hội, góp phần xoáđói giảm nghèo và bất bình đẳng đã được ghi nhận trong các nghiên cứu, hay trong các báo cáocủa các nhà nghiên cứu, các tổ chức tài chính quốc tế cũng như của các Chính phủ. Các nghiêncứu về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tài chính toàn diện đã chỉ ra một trong những nhântố ảnh hưởng đến tài chính toàn diện là nhóm nhân tố đến từ phía cầu liên quan đến đặc điểm nộitại của người tiêu dùng [2, trg. 97]. Bài viết này tập trung phân tích sâu về một nhân tố thuộc vềngười tiêu dùng, đó là mức độ già hoá dân số. Già hoá dân số là thay đổi cấu trúc các sản phẩmtiết kiệm, tín dụng và làm hình thành một số dịch vụ tài chính mới. Đồng thời, già hoá dân sốcũng đòi hỏi mở rộng các phương tiện giao dịch điện tử, giao dịch số đảm bảo sự hiện đại thuậntiện. Thực thi tài chính toàn diện trong bối cảnh già hoá dân số chính là nhận diện và đáp ứngđược những sự thay đổi đó.Từ khoá: tài chính toàn diện, già hoá dân số, người cao tuổi 1. Tổng quan về tài chính toàn diện Tài chính toàn diện được tiếp cận và nghiên cứu trên rất nhiều góc độ khác nhau. Quanđiểm được nhắc đến nhiều nhất là của Ngân hàng Thế giới khi cho rằng: “Tài chính toàn diện cónghĩa là các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tàichính - các giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm - đáp ứng nhu cầu của họ và cómức chi phí hợp lý, được cung cấp theo một cách thức có trách nhiệm và bền vững”. Với quanđiểm của Liên minh Tài chính Toàn diện thì lại cho rằng tài chính toàn diện rộng hơn và đa chiềuhơn, nhấn mạnh đến cả khía cạnh chất lượng sử dụng dịch vụ. Hoặc như Liên Hiệp Quốc chorằng, tài chính toàn diện là cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính với chi phí hợp lý cho ngườidân [2, trg 95]. Từ các quan điểm đó cho thấy, tài chính toàn diện được nhìn nhận khá đa chiều,nhưng đều thống nhất khi cho rằng tài chính toàn diện mang đến cho người dân khả năng tiếp cậnvề các dịch vụ tài chính chất lượng một cách thuận tiện cho tất cả các tầng lớp dân cư, đặc biệt làtầng lớp dân cư có thu nhập thấp, góp phần hạn chế bất bình đẳng trong nền kinh tế khi đảm bảokhả năng sẵn sàng sử dụng các dịch vụ tài chính trong hệ thống tài chính chính thức cho mọi đốitượng. Do đó, có thể khái quát quan niệm tài chính toàn diện là “sự đảm bảo khả năng tiếp cận vàsử dụng hệ thống tài chính chính thức cho tất cả mọi thành phần của nền kinh tế”. Nội hàm của tài chính toàn diện (i) Dịch vụ thanh toán và hệ thống thanh toán quốc gia Nền tảng cơ bản cho tài chính toàn diện là một hệ thống thanh toán quốc gia hoạt động hiệuquả, đồng thời cũng hình thành nền tảng cơ bản cho tài chính toàn diện. Đó là, hệ thống thanhtoán điện tử liên ngân hàng; hệ thống thanh toán bán lẻ, đặc biệt là các giao dịch chuyển khoảnđiện tử; các hệ thống chuyển mạch thẻ; cơ sở hạ tầng xác thực nhân thân (hệ thống định danh); hệthống thông tin tín dụng và chia sẻ thông tin khác; hạ tầng truyền thông... Đáp ứng cho việc hình thành hệ thống thanh toán quốc gia hoạt động hiệu quả đó là cácdịch vụ thanh toán phải sẵn sàng, đơn giản và thuận tiện hướng đến giao dịch phi tiền mặt. Vì thế 311tài khoản giao dịch (hay tài khoản thanh toán) là một dịch vụ tài chính cơ bản cần được cung cấpcho tất cả mọi người. Việc tiếp cận và sử dụng một tài khoản giao dịch để tạo điều kiện thuận lợicho việc thanh toán và để giữ tiền là bước đầu tiên trong việc được tiếp cận tài chính đầy đủ. Đâycũng chính là tiền đề để có thể tiếp cận đến toàn bộ sản phẩm và dịch vụ tài chính đáp ứng nhucầu của người sử dụng như tín dụng, bảo hiểm, tiết kiệm và đầu tư. Việc chấp nhận và sử dụng rộng rãi tài khoản giao dịch và các dịch vụ tài chính cao hơn sẽcó tác động tích cực tới hệ thống thanh toán quốc gia ít nhất ở 3 khía cạnh: các dịch vụ và cả hệthống thanh toán sẽ được cải tiến và hiện đại hóa liên tục; gia tăng hiệu suất tổng thể của hệ thốngthanh toán quốc gia; những cải cách pháp lý liên quan đến thanh toán mà bắt nguồn từ các mụctiêu tài chính toàn diện đến lượt mình sẽ tạo ra những phát triển tích cực về mặt tổng thể cho hệthống thanh toán quốc gia. Tất cả những tác động tích cực này lại có thể cải thiện hơn nữa cácđiều kiện tiếp cận và sử dụng các tài khoản thanh toán nói riêng và tài chính toàn diện nói chung,và như vậy tạo thành một vòng tuần hoàn hiệu quả. (ii) Đa dạng mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụ về tài chính Việc đa dạng kênh phân phối và các điểm tiếp cận dịch vụ là việc làm tiếp theo để nâng caokhả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Trong một thế giới công nghệ phát triểnnhanh chóng, đặc biệt là công nghệ viễn thông, công nghệ số, khi mạng lưới truyền thống (hayvật lý) của các tổ chức tín dụng như chi nhánh, phòng giao dịch trở nên đắt đỏ về mặt chi phí thìcó một số chính sách mới đã chứng tỏ được hiệu quả, bao gồm: thanh toán qua điện thoại diđộng, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ ngân hàng số, mở rộng mạng lưới cung cấpdịch vụ tài ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: