Tài chính Việt Nam - 70 năm trưởng thành và phát triển qua một số tư liệu và hình ảnh: Phần 1
Số trang: 72
Loại file: pdf
Dung lượng: 16.66 MB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cuốn sách "70 năm Tài chính Việt Nam trưởng thành và phát triển qua một số tư liệu và hình ảnh" thông qua những tư liệu và hình ảnh chọn lọc nhằm điểm lại những dấu ấn, những kết quả hoạt động nổi bật gắn với các giai đoạn phát triển của ngành Tài chính trong từng thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong giai đoạn vừa qua, ngành Tài chính đã góp phần quan trọng cùng cả nước thực hiện thành công ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 dưới đây!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài chính Việt Nam - 70 năm trưởng thành và phát triển qua một số tư liệu và hình ảnh: Phần 1 BỘ TÀI CHÍNH TÀI CHÍNH VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN QUA MỘT SỐ TƯ LIỆU VÀ HÌNH ẢNH HÀ NỘI - 2015 LỜI GIỚI THIỆU Cách đây tròn 70 năm, cùng với sự ra đời của Chính phủ Cách mạng Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ Tài chính đã chính thức ra đời vào ngày 28 tháng 8 năm 1945. Trong suốt 70 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của ngành Tài chính luôn nỗ lực phấn đấu vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho. Công tác tài chính không ngừng được đổi mới, hoàn thiện để trở thành công cụ sắc bén trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế, động viên tối đa mọi nguồn lực, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh...Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước ngày càng sâu rộng, ngành Tài chính tiếp tục đi đầu trong công tác cải cách thủ tục hành chính và đẩy mạnh hiện đại hóa trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, tạo thuận lợi ở mức cao nhất cho doanh nghiệp, người nộp thuế và công tác quản lý ngân quỹ được an toàn, hiệu quả. Kết quả thu được trong cải cách và hiện đại hóa của Ngành đã được nhân dân, xã hội và cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá cao. Có thể nói, thành tựu trong cải cách, phát triển của ngành Tài chính là rất to lớn, thể hiện sự sáng tạo, nỗ lực đổi mới, hăng hái thi đua, tích cực lao động của các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của ngành Tài chính, đồng thời cũng là bằng chứng sống động minh chứng cho sự đúng đắn và sáng tạo trong đường lối, chủ trương phát triển của Đảng ta. Chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước năm 2015, chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống ngành Tài chính (28/8/1945-28/8/2015), Bộ Tài chính chỉ đạo biên soạn cuốn sách “70 năm Tài chính Việt Nam trưởng thành và phát triển qua một số tư liệu và hình ảnh”. Cuốn sách thông qua những tư liệu và hình ảnh chọn lọc nhằm điểm lại những dấu ấn, những kết quả hoạt động nổi bật gắn với các giai đoạn phát triển của ngành Tài chính trong từng thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong giai đoạn vừa qua, ngành Tài chính đã góp phần quan trọng cùng cả nước thực hiện thành công ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Ban Biên soạn đã có nhiều cố gắng trong tổ chức thực hiện nội dung, tuy nhiên không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, rất mong nhận được sự tham gia góp ý của bạn đọc để hoàn thiện cuốn sách trong những lần xuất bản sau. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! BAN BIÊN SOẠN Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đặt nền móng xây dựng ngành Tài chính cách mạng Việt Nam 70 năm trưởng thành và phát triển, dưới ánh vinh quang lá cờ Đảng và niềm tin tuyệt đối vào Bác Hồ kính yêu, ngành Tài chính Việt Nam tự hào góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân làm nên những thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Với Cách mạng tháng Tám năm 1945; Với cuộc kháng chiến trường kỳ đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; thống nhất Tổ quốc, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước... Đảng và Nhà nước mãi mãi ghi công những anh hùng liệt sỹ ngã xuống cho Tổ quốc trường tồn. Trong mất mát đầy tự hào và thiêng liêng đó, có 3.147 liệt sỹ là cán bộ ngành Tài chính đã hy sinh vì sự nghiệp tài chính trong các cuộc kháng chiến cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Toàn ngành Tài chính hôm nay có 161 cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ ATK, cán bộ Sở Ấn loát tài chính; 824 cán bộ tài chính đã tham gia chiến trường B, C, D, K... NHỮNG PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TẶNG CÁC TẬP THỂ, CÁ NHÂN THUỘC BỘ TÀI CHÍNH 02 Huân chương Sao Vàng 10 Huân chương Hồ Chí Minh 08 Huân chương Độc lập hạng Nhất 22 Huân chương Độc lập hạng Nhì 46 Huân chương Độc lập hạng Ba 282 Huân chương Lao động hạng Nhất 450 Huân chương Lao động hạng Nhì 2.020 Huân chương Lao động hạng Ba 500 Huân chương Kháng chiến hạng Nhất 568 Huân chương Kháng chiến hạng Nhì 1.241 Huân chương Kháng chiến hạng Ba 763 Huy chương Kháng chiến hạng Nhất 1.069 Huy chương Kháng chiến hạng Nhì 15 Huân chương Hữu nghị 26 Huy chương Hữu nghị 65 Huân chương Chiến công các hạng 18 Anh hùng Lao động 3.144 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ 335 Cờ Thi đua của Chính phủ 197 Chiến sỹ Thi đua toàn quốc SỰ QUAN TÂM CỦA LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI NGÀNH TÀI CHÍNH Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ lâm thời sau phiên họp đầu tiên ngày 3/9/1945, Bộ trưởng Bộ Tài chính Phạm Văn Đồng - người thứ 2 hàng trên, từ trái sang Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ trong phiên họp bàn về tình hình kinh tế - tài chính. Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến ngồi đầu hàng thứ 2 6 70 NĂM TÀI CHÍNH VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, ngành Tài chính Việt Nam vinh dự và tự hào nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của nhiều thế hệ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ... Sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài chính Việt Nam - 70 năm trưởng thành và phát triển qua một số tư liệu và hình ảnh: Phần 1 BỘ TÀI CHÍNH TÀI CHÍNH VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN QUA MỘT SỐ TƯ LIỆU VÀ HÌNH ẢNH HÀ NỘI - 2015 LỜI GIỚI THIỆU Cách đây tròn 70 năm, cùng với sự ra đời của Chính phủ Cách mạng Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ Tài chính đã chính thức ra đời vào ngày 28 tháng 8 năm 1945. Trong suốt 70 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của ngành Tài chính luôn nỗ lực phấn đấu vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho. Công tác tài chính không ngừng được đổi mới, hoàn thiện để trở thành công cụ sắc bén trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế, động viên tối đa mọi nguồn lực, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh...Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước ngày càng sâu rộng, ngành Tài chính tiếp tục đi đầu trong công tác cải cách thủ tục hành chính và đẩy mạnh hiện đại hóa trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, tạo thuận lợi ở mức cao nhất cho doanh nghiệp, người nộp thuế và công tác quản lý ngân quỹ được an toàn, hiệu quả. Kết quả thu được trong cải cách và hiện đại hóa của Ngành đã được nhân dân, xã hội và cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá cao. Có thể nói, thành tựu trong cải cách, phát triển của ngành Tài chính là rất to lớn, thể hiện sự sáng tạo, nỗ lực đổi mới, hăng hái thi đua, tích cực lao động của các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của ngành Tài chính, đồng thời cũng là bằng chứng sống động minh chứng cho sự đúng đắn và sáng tạo trong đường lối, chủ trương phát triển của Đảng ta. Chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước năm 2015, chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống ngành Tài chính (28/8/1945-28/8/2015), Bộ Tài chính chỉ đạo biên soạn cuốn sách “70 năm Tài chính Việt Nam trưởng thành và phát triển qua một số tư liệu và hình ảnh”. Cuốn sách thông qua những tư liệu và hình ảnh chọn lọc nhằm điểm lại những dấu ấn, những kết quả hoạt động nổi bật gắn với các giai đoạn phát triển của ngành Tài chính trong từng thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong giai đoạn vừa qua, ngành Tài chính đã góp phần quan trọng cùng cả nước thực hiện thành công ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Ban Biên soạn đã có nhiều cố gắng trong tổ chức thực hiện nội dung, tuy nhiên không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, rất mong nhận được sự tham gia góp ý của bạn đọc để hoàn thiện cuốn sách trong những lần xuất bản sau. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! BAN BIÊN SOẠN Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đặt nền móng xây dựng ngành Tài chính cách mạng Việt Nam 70 năm trưởng thành và phát triển, dưới ánh vinh quang lá cờ Đảng và niềm tin tuyệt đối vào Bác Hồ kính yêu, ngành Tài chính Việt Nam tự hào góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân làm nên những thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Với Cách mạng tháng Tám năm 1945; Với cuộc kháng chiến trường kỳ đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; thống nhất Tổ quốc, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước... Đảng và Nhà nước mãi mãi ghi công những anh hùng liệt sỹ ngã xuống cho Tổ quốc trường tồn. Trong mất mát đầy tự hào và thiêng liêng đó, có 3.147 liệt sỹ là cán bộ ngành Tài chính đã hy sinh vì sự nghiệp tài chính trong các cuộc kháng chiến cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Toàn ngành Tài chính hôm nay có 161 cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ ATK, cán bộ Sở Ấn loát tài chính; 824 cán bộ tài chính đã tham gia chiến trường B, C, D, K... NHỮNG PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TẶNG CÁC TẬP THỂ, CÁ NHÂN THUỘC BỘ TÀI CHÍNH 02 Huân chương Sao Vàng 10 Huân chương Hồ Chí Minh 08 Huân chương Độc lập hạng Nhất 22 Huân chương Độc lập hạng Nhì 46 Huân chương Độc lập hạng Ba 282 Huân chương Lao động hạng Nhất 450 Huân chương Lao động hạng Nhì 2.020 Huân chương Lao động hạng Ba 500 Huân chương Kháng chiến hạng Nhất 568 Huân chương Kháng chiến hạng Nhì 1.241 Huân chương Kháng chiến hạng Ba 763 Huy chương Kháng chiến hạng Nhất 1.069 Huy chương Kháng chiến hạng Nhì 15 Huân chương Hữu nghị 26 Huy chương Hữu nghị 65 Huân chương Chiến công các hạng 18 Anh hùng Lao động 3.144 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ 335 Cờ Thi đua của Chính phủ 197 Chiến sỹ Thi đua toàn quốc SỰ QUAN TÂM CỦA LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI NGÀNH TÀI CHÍNH Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ lâm thời sau phiên họp đầu tiên ngày 3/9/1945, Bộ trưởng Bộ Tài chính Phạm Văn Đồng - người thứ 2 hàng trên, từ trái sang Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ trong phiên họp bàn về tình hình kinh tế - tài chính. Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến ngồi đầu hàng thứ 2 6 70 NĂM TÀI CHÍNH VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, ngành Tài chính Việt Nam vinh dự và tự hào nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của nhiều thế hệ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ... Sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính Việt Nam 70 năm Tài chính Việt Nam phát triển Công tác quản lý ngân quỹ Chính sách tài chính Cách mạng tháng Tám Kháng chiến cứu nước chống thực dân Pháp Đấu tranh giải phóng miền NamTài liệu có liên quan:
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh (Tập I: 1930-1954) - Phần 1
212 trang 243 0 0 -
Hướng dẫn viết đề tài kiểm toán
14 trang 218 0 0 -
Cơ chế, chính sách tài chính đối với công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động: Phần 1
208 trang 96 0 0 -
GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUỐC TẾ - TS. HUỲNH MINH TRIẾT
99 trang 90 0 0 -
THỰC TIỄN XÂY DỰNG XH CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
17 trang 80 0 0 -
Tiểu luận: Tổng quan về thi trường tiền tệ - Thị trường Eurodolalar ( Thị trường tiền gửi, cho vay )
14 trang 68 0 0 -
Mô hình cạnh tranh 5 nhân tố của Porter
18 trang 65 0 0 -
89 trang 60 1 0
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Bộ ba bất khả thi và lựa chọn chính sách cho Việt Nam
267 trang 58 0 0 -
5 trang 54 0 0