Danh mục tài liệu

Tái cơ cấu tổ chức tín dụng góp phần phát triển bền vững nền kinh tế trong bối cảnh mới hiện nay

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,000.39 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung tái cơ cấu Tổ chức tín dụng khá rộng, đó xử lý nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng; nâng cao năng lực quản trị điều hành nói chung và năng lực quản trị rủi ro nói riêng; hiện đại hóa công nghệ, tăng vốn điều lệ, cải thiện các chỉ số an toàn theo thông lệ quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tái cơ cấu tổ chức tín dụng góp phần phát triển bền vững nền kinh tế trong bối cảnh mới hiện nay Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” TÁI CƠ CẤU TỔ CHỨC TÍN DỤNG GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NỀN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI HIỆN NAY GVC.TS. Trần Thế Sao TÓM TẮT Tái cơ cấu hệ thống các Tổ chức tín dụng Việt Nam được thực hiện theo 3 Đề án theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm: giai đoạn I từ năm 2012-2016, giai đoạn II: 2016-2020, giai đoạn III: 2021-2025. Nội dung tái cơ cấu Tổ chức tín dụng khá rộng, đó xử lý nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng; nâng cao năng lực quản trị điều hành nói chung và năng lực quản trị rủi ro nói riêng; hiện đại hóa công nghệ, tăng vốn điều lệ, cải thiện các chỉ số an toàn theo thông lệ quốc tế. Trong khuôn khổ bài tham luận, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tổng hợp và phân tích, so sánh tư liệu, số liệu thứ cấp của Ngân hàng nhà nước, của các Tổ chức tín dụng, của Hiệp hội Ngân hàng, tập trung đánh giá một số nội dung tái cơ cấu Tổ chức tín dụng hiện nay: thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu, triển khai một số biện pháp tái cơ cấu, đảm bảo một số chỉ tiêu an toàn, niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trên cơ sở, bài viết đưa ra một số khuyến nghị giải pháp, chính sách có liên quan. Từ khóa: tái cơ cấu, tổ chức tín dụng, phát triển bền vững, bối cảnh hiện nay ABSTRACT REARRANGING CREDIT ORGANIZATIONS CONTRIBUTING TO SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF THE ECONOMY IN THE CURRENT CONTEXT Restructuring the system of credit institutions in Vietnam is carried out according to 3 projects under the Decisions of the Prime Minister, including: phase I from 2012-2016, phase II: 2016-2020, phase II: 2016-2020. Phase III: 2021-2025. The content of restructuring credit institutions is quite extensive, including handling bad debts, reducing bad debt ratio, improving credit quality; improve governance capacity in general and risk management capacity in particular; modernize technology, increase charter capital, improve safety indicators according to international practices. In the framework of the presentation, the author uses qualitative research methods, synthesizes and analyzes and compares documents and secondary data of the State Bank, credit institutions, and the Vietnam Banks Association. focus on assessing a number of restructuring contents of the current credit institution: the current situation of bad debts and handling of bad debts, implementing a number of restructuring measures, ensuring a number of safety indicators, listing listed on the stock market. On that basis, the article gives some recommendations for solutions and related policies. Keywords: restructuring, credit institutions, sustainable development, current context 1. MỞ ĐẦU Tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam bao gồm các Ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTM NN), kể cả NHTM NN đã cổ phần hóa; các NHTM cổ phần tư nhân, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và Chi nhánh NH nước ngoài, NH liên doanh, NH Hợp tác xã, Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân. Trong 10 năm qua, thực hiện 2 đề án tái cơ cấu, các TCTD đã có bước phát triển quan trọng cả về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên trong bối cảnh mới hiện nay của nền kinh tế, đặt ra tính cấp bách tiếp tục tái cơ cấu 765 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” TCTD, mà trọng tâm là các NHTM trong nước. Do đó, nghiên cứu về tái cơ cấu các TCTD Việt Nam hiện nay có ý nghĩa thiết thực. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm cơ cấu Tổ chức tín dụng và tái cơ cấu Tổ chức tín dụng Hiện nay có nhiều cách hiểu, cách diễn đạt khác nhau về tái cơ cấu Tổ chức tín dụng (TCTD), hay cơ cấu lại ngân hàng thương mại (NHTM. Để có cách nhìn toàn diện hơn, trong khuôn khổbài viét, khái niệm về tái cơ cấu được hiểu theo nghĩa: tái cơ cấu TCTD là việc các ngân hàng thương mại và TCTD khác thay đổi một, một vài hoặc trên tất cả các phương diện nguồn vốn, tài sản, tài chính, cơ cấu tổ chức, tư duy quản lý, cách thức quản trị điều hành, quy định nội bộ…từ đó giúp cho các NHTM, TCTD khác hoạt động an toàn, lành mạnh và có hiệu quả hơn. 2.1.2. Nội dung tái cơ cấu ngân hàng thương mại 2.1.2.1. Tái cơ cấu về mặt tài chính Mục tiêu là nâng cao năng lực tài chính, lành mạnh tình hình tài chính, đảm bảo các chỉ tiêu sinh lời, các chỉ tiêu an toàn theo thông lệ quốc tế, theo mục tiêu của ngân hàng, theo quy định của pháp luật. Nội dung tái cơ cấu về tài chính bao gồm: tăng vốn chủ sở hữu, thay đổi cơ cấu sở hữu, xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, cải thiện khả năng sinh lời. 2.1.2.2. Tái cơ cấu hoạt động Mục tiêu là thu hẹp các hoạt động ít sinh lời hay khắc phục tình trạng kém sinh lời của bộ phận nào đó, tăng khả năng sinh lời của các mảng hoạt động có tiềm năng và lời thế, mở ra các hoạt động mới có xu hướng phát triển và theo yêu cầu nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng khả năng phòng ngừa rủi ro, tiết giảm chi phí, minh bạch hoạt động,...Nội dung tái cơ cấu Tái cơ cấu các mảng hoạt động kinh doanh, bao gồm: hoạt động tín dụng, hoạt động kinh doanh ngoại hối, hoạt động kinh doanh dịch vụ phi tín dụng, hoạt động kinh doanh vốn, hoạt động khác. 2.1.2.3. Tái cơ cấu tổ chức và quản trị điều hành Mục tiêu nâng cao hiệu quả quản trị điều hành, tiết giảm chi phí, nâng cao tinh thần trách nhiệm, minh bạch hóa trong quản trị điều hành,...Nội dung của tái cơ cấu bao gồm: hoạt động của Hội đồng quản trị, hoạt động của ban điều hành, hoạt động c ...