Danh mục tài liệu

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Âm nhạc - ThS. Nguyễn Mạnh Hiền

Số trang: 70      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.16 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Âm nhạc giúp giáo viên nắm bắt được các phương pháp dạy học và giáo dục môn Âm nhạc trong chương trình GDPT 2018, đồng thời góp một phần vào việc giáo dục, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh THCS hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Âm nhạc - ThS. Nguyễn Mạnh Hiền SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN 2020 MÔN: ÂM NHẠC Chuyên đềSỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, GIÁO DỤCPHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 ThS. NGUYỄN MẠNH HIỀN Pleiku – Tháng 8/2020 MỤC LỤCPHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 3 Chương 1 .......................................................................................................... 3 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................................ 3 1.1. Những vấn đề chung về phương pháp, kỹ thuật dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. ....................................................... 3 1.2. Các khái niệm về nhân cách, phẩm chất và năng lực ............................. 3 1.3. Mối quan hệ giữa dạy học phát triển phẩm chất, năng lực với phát triển nhân cách con người ...................................................................................... 4 1.4. Năng khiếu âm nhạc và năng khiếu ca hát, sự cần thiết của âm nhạc với tuổi thơ ........................................................................................................... 6 1.5. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù và đóng góp của môn học trong việc hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho học sinh .................... 11 Chương 2 ........................................................................................................ 13 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH THCS........................................... 13 2.1. Một số mô hình thực tiễn dạy học phát triển phẩm chất, năng lực ...... 13 2.2. Một số phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THCS hiện nay ........................................................................ 16 2.4. Soạn một bài học theo theo phương pháp dạy học tích cực thì cần lưu ý điều gì ? ....................................................................................................... 42 2.5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIÁO ÁN MÔN ÂM NHẠC THCS ................. 45PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................... 67TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 68 LỜI MỞ ĐẦU Trong giáo dục phổ thông, âm nhạc là một môn học ngày càng có vị tríquan trọng bởi ngay từ thời xa xưa, người ta đã nhận ra vai trò tích cực của âmnhạc trong việc giáo dục đạo đức và thẩm mỹ đối với con người. Âm nhạckhông đơn thuần chỉ là giải trí mà âm nhạc còn có những chức năng giá trị khác,đặc biệt là “Chức năng giáo dục nhân cách và thẩm mỹ cho con người”. Thôngqua tác phẩm âm nhạc có giá trị, sẽ giúp tâm hồn con người sống cao thượng, vịtha và giàu lòng nhân ái. Từ đó con người sống có ý nghĩa, có trách nhiệm, cóích đối với xã hội, với dân tộc và với chính mình. Tuy nhiên trong thời gian qua,vấn đề giáo dục âm nhạc trong các trườngphổ thông đang còn rất nhiều ý kiến trái chiều: Từ cách nhìn nhận, đánh giá, cơsở vật chất, nội dung cho đến việc tổ chức dạy học âm nhạc cũng còn nhiều điềucần phải bàn. Vấn đề này đã được TS -NGƯT Đào Trọng Minh đề cập trên báoSài Gòn Giải phóng như sau: Hiện nay, trên mặt bằng các hoạt động văn hóa xãhội thì âm nhạc là loại hình sôi động nhất. Trong số những biểu hiện vọng ngoại,lai căng, mất gốc, xa rời bản sắc dân tộc thì biểu hiện nóng nhất và nhạy cảmnhất cũng là âm nhạc và những hoạt động liên quan đến âm nhạc như: nhà hàng,vũ trường, tụ điểm karaoke hoặc những biến tướng của một số lễ hội ở địaphương… Không lý gì khi mà những ảnh hưởng, những tác động lớn như thếcủa âm nhạc đối với đời sống xã hội lại chỉ được giảng dạy một cách sơ lược vàmiễn cưỡng như hiện nay ở các trường phổ thông. Có thể nói âm nhạc và văn hóa có mối liên hệ biện chứng với nhau, âmnhạc đã và sẽ góp phần không nhỏ vào thành công của sự nghiệp giữ gìn và pháttriển bản sắc văn hóa dân tộc, và cũng góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giáodục, đặc biệt là giáo dục làm người. Việc dạy học âm nhạc ở các trường THCS hiện nay chủ yếu mang tính đốiphó mà chưa phát huy được vai trò giáo dục nhân cách thật sự. Vì thế phần lớnthanh thiếu niên hiện nay rất hạn chế về khả năng thưởng thức âm nhạc. Thíchnghe những loại nhạc vô bổ, độc hại, lệch lạc về nhân cách. Từ đó dẫn đến lốisống thực dụng, sống vội, thiếu hoài bão và thiếu lý tưởng. Điều này rất nguy hạicho tương lai của đất nước. Làm thế nào để giáo dục âm nhạc ở các trường phổ thông đạt hiệu quả cao?Đó là vấn đề của tất cả những người làm công tác giảng dạy âm nhạc trên cảnước quan tâm. Điều này đã phản ánh xu hướng thực tế việc đổi mới phươngpháp dạy học âm nhạc hiện nay cần phải bám sát những thành tựu của nền giáodục âm nhạc nước ta và các nước trong khu vực. Đổi mới giáo dục phổ thông đóng vai trò hết sức quan trọng trong việcnâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tạo cho thế hệ trẻ một 1nền tảng tri thức vững chắc để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao trong xuthế hội nhập và phát triển của nước ta với các nước trên thế giới. Tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản ViệtNam (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dụcvà đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã banhành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáodục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: