Tài liệu hướng dẫn sinh hoạt Câu lạc bộ nam giới tiên phong trong phòng ngừa BLPNTEG đã được xây dựng trên cơ sở điều chỉnh các tài liệu hướng dẫn đã có thông tin và bằng chứng đầy đủ hiện có để áp dụng vào bối cảnh tại địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu dành cho hướng dẫn viên: Hướng dẫn sinh hoạt câu lạc bộ nam giới tiên phong phòng ngừa bạo lực với phụ nữ (Thay đổi các chuẩn mực nam tính, xây dựng các mối quan hệ tôn trọng và bình đẳng với phụ nữ)THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ NAM GIỚI TIÊN PHONG PHÒNG NGỪA BẠO LỰC VỚI PHỤ NỮ Thay đổi các chuẩn mực nam tính, xây dựng các mối quan hệ tôn trọng và bình đẳng với phụ nữ Dành cho Hướng dẫn viên CLB NAM GIỚI TIÊN PHONG PHÒNG NGỪA BẠO LỰC VỚI PHỤ NỮ THAY ĐỔI CÁC CHUẨN MỰC NAM TÍNH, XÂY DỰNG CÁC MỐI QUAN HỆ TÔN TRỌNG VÀ BÌNH ĐẲNG VỚI PHỤ NỮ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ NAM GIỚI TIÊN PHONG PHÒNG NGỪA BẠO LỰC VỚI PHỤ NỮ Thay đổi các chuẩn mực nam tính, xây dựng các mối quan hệ tôn trọng và bình đẳng với phụ nữ Dành cho Hướng dẫn viên Tài liệu được biên soạn dựa trên các nguồn tham khảo: Tumursukh, U., Chanthavysouk, K., Uysingco, P., Hernandez L., Hasyim, N., Muttaqin, F., Trang, Q.T.T., Sananikone, S., Nakagawa, K., Greig, A., and Pawar, A. (2013) Transforming Masculinities towards Gender Justice. Produced by the Partners for Prevention Regional Learning Community for East and Southeast Asia Gevers, A., Jama-Shai, N., & Jewkes, R. (2014). Skhokho Supporting Success for Families. Pretoria, South Africa: South African Medical Research Council. Jewkes, R., Nduna, M., & Jama, N. (2010). Third South African Edition of Stepping Stones: A training manual for sexual and reproductive health communication and relationship skills. Pretoria, South Africa: South African Medical Research Council Michau, L., Hundle, A., Chevannes, C., Sekitoleko, D.E., McMullen, K., Moreaux, M., & Sauve, S. (2008). The SASA! Activist Kit for Prevention Violence against Women and HIV. Kampala, Uganda: Raising Voices Nhóm biên soạn: TS. Anik Gevers ThS. Quách Thu Trang ThS. Lê Thị Lan Phương ThS. Phan Thanh An ThS. Nguyễn Thị Huyền Đà Nẵng, 11 - 2016 LỜI CẢM ƠN T ài liệu hướng dẫn này được biên soạn trong khuôn khổ của Chương trình Đối tác Phòng ngừa Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Liên hiệp quốc (LHQ), do Cơ quan LHQ về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) làm đầu mối, trên cơ sở hợp tác với Hội LHPN thành phố Đà Nẵng và Chương trình Tình nguyện viên LHQ. Tài liệu do tiến sĩ Anik Gevers, Thạc sĩ Quách Thu Trang, Thạc sỹ Lê Thị Lan Phương, Thạc sỹ Phan Thanh An, Thạc sỹ Nguyễn Thị Huyền biên soạn thông qua quá trình tham vấn với địa phương do bà Kathy Taylor, Giám đốc Chương trình Đối tác Phòng ngừa Bạo lực đối với Phụ nữ và trẻ em gái Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương điều phối. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Đà Nẵng đã tham gia thực hiện Chương trình. Một số cá nhân tâm huyết cũng đã đóng góp ý kiến vào Phiên bản 1 của Tài liệu hướng dẫn trong đợt đào tạo hướng dẫn viên vào tháng 8/2015 và tham gia đóng góp cho các sửa đổi trong Phiên bản 2 của tài liệu hướng dẫn này vào tháng 10/2016. Các cá nhân khác đã hỗ trợ công tác đào tạo các hướng dẫn viên, dịch tài liệu và hiệu đính tài liệu. Các thông tin đóng góp của họ trước, trong và sau quá trình can thiệp đã mang lại những giá trị quý báu giúp xây dựng và tăng cường hoạt động phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, thu hút sự tham gia của nam giới trong công tác phòng ngừa bạo lực gia đình trong cộng đồng tại Việt Nam. Ngoài ra, sự đóng góp của những thành viên các câu lạc bộ nam giới tiên phong, cùng với các thanh niên tình nguyện và nhiều cơ quan ban ngành khác tham gia vào quá trình thí điểm mô hình phòng ngừa này, đã có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều chỉnh tài liệu hướng dẫn cho phù hợp, khả thi và hiệu quả trong bối cảnh cộng đồng xã hội ở Việt Nam. Dự án này đã nhận được sự hỗ trợ của Chương trình Đối tác Phòng ngừa Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái cấp vùng của LHQ - đây là chương trình phối hợp giữa các tổ chức sau: Chương trình Phát triển LHQ (UNDP), Quỹ Dân số LHQ (UNFPA), Cơ quan LHQ về Bình đẳng giới và trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) và Chương trình Tình nguyện viên LHQ (UNV) để phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Khu vực châu Á Thái Bình Dương. Xin mời quý vị ghé thăm trang web www. partners4prevention.org để có thêm thông tin và các nguồn tài liệu khác. Chương trình Đối tác Phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái cấp vùng của LHQ cũng xin bày tỏ sự biết ơn chân thành đến Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc – đơn vị tài trợ cho chương trình này. 4 CLB NAM GIỚI TIÊN PHONG PHÒNG NGỪA BẠO LỰC VỚI PHỤ NỮ THAY ĐỔI CÁC CHUẨN MỰC NAM TÍNH, XÂY DỰNG CÁC MỐI QUAN HỆ TÔN TRỌNG VÀ BÌNH ĐẲNG VỚI PHỤ NỮ LỜI NÓI ĐẦU B ạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (BLPNTEG) là sự vi phạm nghiêm trọng đối với các quyền con người cũng như an sinh của phụ nữ và trẻ em gái. Tình trạng này khá phổ biến trên toàn thế giới và châu Á-Thái Bình Dương là một trong những nơi có tỷ lệ vi phạm cao nhất (theo Báo cáo Ước lượng bạo lực đối với phụ nữ trên toàn thế giới và khu vực năm 2013 của Tổ chức Y ...