Danh mục tài liệu

Tài liệu Khởi nghiệp kinh doanh

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 522.92 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Khởi nghiệp kinh doanh sẽ giúp bạn đọc nắm được như thế nào là khởi nghiệp, khởi nghiệp kinh doanh là gì, cách lập kế hoạch kinh doanh khi khởi nghiệp, cách thức và vốn khởi nghiệp. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu Khởi nghiệp kinh doanh Tài liệu nghiên cứu Saga www.saga.vn KINH DOANH LÀ VĂN MINH * ** GIỚI THIỆU TÀI LIỆU: KHỞI NGHIỆP KINH DOANH © 2007 Saga Business School -Khởi nghiệp kinh doanh- Trang 1 Tài liệu nghiên cứu Saga www.saga.vn I.Khởi nghiệp kinh doanh Thuật ngữ khởi nghiệp chỉ mới du nhập vào Việt Nam chừng chục năm, có khi còn ngắn hơn. Nhưng thực tế khởi nghiệp thì đã có từ rất lâu. Phải thừa nhận rằng chữ khởi nghiệp trong tiếng Việt không được rõ nghĩa lắm, trừ cái ý nghĩa khá mơ hồ là ai đó bỏ vốn ra tự làm ăn kinh doanh. Ta sẽ mượn thuật ngữ Tây để nói chuyện ta vậy, chẳng phải vì sính Tây, mà vì họ đưa ra được khái niệm mạch lạc. Đó là entrepreneurship, tiếng Anh. Chữ này tới người Anh, Mỹ đọc cũng trẹo hàm, nhưng ý nghĩa lại rất hay.Theo ngữ nghĩa này, khởi nghiệp là cả một nghề! Cái lõi của nghề ấy cố nhiên phải là con người, entrepreneur. Từ này rõ ràng tiếng Anh phải đi vay mượn từ tiếng Pháp, nhưng mang ý nghĩa khác hẳn. Người khởi nghiệp được hiểu là người có can đảm chấp nhận thách thức, rủi ro, bỏ vốn hay hùn vốn để kinh doanh trên cơ sở dám cạnh tranh, và tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội. Bằng hành động ấy, người này hi vọng có cơ hội trở nên giàu có, hoặc chí ít là tự chủ kinh tế. Tuy vậy, cũng bằng hành động dám chịu rủi ro, nhân vật khởi nghiệp này có thể phải hứng chịu kết cục phá sản, hay kinh doanh èo uột với lãi suất còn thấp hơn cả đi gửi ngân hàng. Thế thì, khởi nghiệp có cả xác suất thành công và thất bại. Việc công nhận tồn tại một khả năng xảy ra kết cục thất bại (kết cục buồn) mà vẫn dám làm chính là cái tinh thần cốt yếu của việc khởi nghiệp vậy. Cái tinh thần khởi nghiệp này là phần thiết yếu của tinh thần doanh nghiệp. Như vậy, phải trải qua một quãng thời gian nhất định một doanh nghiệp mới vươn được từ vị trí khởi nghiệp lên vị trí một doanh nghiệp thành công. Theo chúng tôi quan sát, quãng lặng nhiều trăn trở, loay hoay, tìm tòi nhất này, dao động từ 3 tới 8 năm. Tất nhiên, đây không phải là một thống kê hoàn toàn chuẩn xác, nhưng nó nói lên thách thức lớn với quá trình khởi nghiệp. Sau khi đã dựng được doanh nghiệp thành công trong kinh doanh, thương hiệu vững mạnh, người khởi nghiệp được gọi là doanh nhân, hoặc doanh nhân thành công, triệu phú, tỷ phú, v.v.. Ông Bill Gates khi này mà mở một doanh nghiệp mới thì đã là một nhà đầu tư rồi, ông không khởi nghiệp nữa, cho dù vẫn làm kinh doanh. Nói như vậy chính là tôn vinh cái tinh thần khởi nghiệp, chấp nhận thách thức-rủi ro. Ngày nay, tinh thần ấy là vốn quí của mọi xã hội trên hành tinh này. Quốc gia hùng mạnh, giàu có, và có nền kinh tế-kỹ thuật tiên tiến nhất là Mỹ vẫn ngày ngày cổ vũ tinh thần khởi nghiệp. Chính phủ Liên Bang Mỹ có một chương trình nằm trong cơ quan SBA (Small Business Administration) nhằm cung cấp nguồn lực, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho những người dám khởi nghiệp. Một trong số các tác giả cuốn sách đã từng tập sự ngắn với Idaho Small Business Development Center (ISBDC). Như các bạn có thể đoán, đây là một trung tâm nằm trong khuôn viên trường đại học lớn nhất của bang Idaho, và chuyên tư vấn, cung cấp dịch vụ kỹ thuật hầu như miễn phí cho những người khởi nghiệp, hoặc doanh nghiệp non trẻ. Ngoài ra, sự quan tâm kỹ lưỡng tới doanh nghiệp và khởi nghiệp còn thể hiện qua các nghị sự của Chính Phủ Liên Bang tới kinh doanh, khởi nghiệp, chẳng hạn Liên Kết Kinh Doanh với Chính Phủ (business.gov), rồi Nghị sự Doanh nghiệp nhỏ của Tổng thống, v.v... Một đặc tính đáng lưu ý nữa của cộng đồng khởi nghiệp là tính sáng tạo. Chúng tôi không nói rằng tất cả các doanh nghiệp khởi nghiệp đều phải sáng tạo như những nhà phát minh. Ý nghĩa của sáng tạo ở đây rộng hơn, đó là tìm ra sự khác biệt trong phương thức kinh doanh, ở khía cạnh sản phẩm, dịch vụ, marketing, quan hệ, v.v.. Sáng tạo có mặt ở nơi nơi. Xin cung cấp một ví dụ dễ tưởng tượng. Ở Hà Nội có phố Hai Bà Trưng dày đặc san sát nhau các hàng kinh doanh và dịch vụ lốp xe ô-tô. Khi chiếc lốp xe của tôi bị trục trặc, có người mách tới gặp một người chủ cửa hàng. Qua số điện thoại, người chủ cửa hàng niềm nở lịch sự mời tới sử dụng dịch vụ. Anh ta cũng không quên dặn đến đúng cửa hàng (với lời đe dọa rằng nhầm cửa hàng có thể bị lừa một cách khó cứu vãn). Nếu các bạn ngh ĩ việc tìm ra đúng cửa hàng là dễ dàng thì thật nhầm lẫn. Rất khó! Một khi có một cửa hàng uy tín, các cửa hàng khác sẽ nhái tên. Nếu số nhà cửa hàng là 37, họ cũng sẽ đánh 37 và thêm một cái dấu hiệu khác biệt bé tí tẹo. Với loại mặt tiền bé như ở Hai Bà Trưng, chỉ 2 vòng bánh xe là đã sang cửa hàng khác, và nếu anh ta nói đúng, tai họa có thể -Khởi nghiệp kinh doanh- Trang 2 Tài liệu nghiên cứu Saga www.saga.vn bắt đầu từ đó! Nhưng với sự sáng tạo rất marketing, anh chủ cửa hàng quen biết đã lắp một chiếc đèn xoay kiểu xe cứu thương. Kết quả thật mỹ mãn, tôi đến đúng chỗ cần đến. Khi vừa đến, anh chủ cũng không quên hỏi nhỏ một câu: ‘Thấy cái đèn ngay chứ hả?’ Sáng tạo liên tục để thỏa mãn nhu cầu khách hàng là phẩm chất quí giá của những người khởi nghiệp. Ngay từ đầu, ta đã trích lời TS. Napier rằng Việt Nam có những con người sáng dạ. Chúng ta sẽ còn gặp lại vấn đề này với TS. Napier, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu đặc tính sáng tạo. Không gì có thể phủ nhận một sự thật là việc trong nền kinh tế Việt Nam đang diễn ra một quá trình khởi nghiệp trên qui mô lớn đã làm thay đổi đáng kể diện mạo cả đô thị lẫn một phần nông thôn. Khởi nghiệp đã giúp Việt Nam khởi sắc trên một phạm vi rộng. === Trích sách 'Văn minh ...