Danh mục tài liệu

tài liệu lý thuyết điện thoại di động phần 1

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 243.65 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài-1: Kết nối và giao tiếp GSM Đơn giản như sự giao tiếp giữa gà mẹ với gà conThể xác và linh hồn - cái nào quan trọng ??? Cơ chế kết nối và duy trì giao tiếp trong hệ thống thông tin di động tế bào số GSM bao giờ cũng là 1 chuỗi những diễn tả phức tạp, dài dòng. Nhưng hầu hết mọi sự rắc rối này lại nằm ở trung tâm chuyển mạch liên kết khách hàng (viết tắt là SS) - cái mà không bao giờ ta được tiếp cận....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
tài liệu lý thuyết điện thoại di động phần 1Bài-1: Kết nối và giao tiếp GSMĐơn giản như sự giao tiếp giữa gà mẹ với gà conThể xác và linh hồn - cái nào quan trọng ???Cơ chế kết nối và duy trì giao tiếp trong hệ thống thông tin di động tế bào số GSM bao giờcũng là 1 chuỗi những diễn tả phức tạp, dài dòng. Nhưng hầu hết mọi sự rắc rối này lại nằmở trung tâm chuyển mạch liên kết khách hàng (viết tắt là SS) - cái mà không bao giờ ta đượctiếp cận. Phần còn lại đơn giản hơn nhiều lại nằm trong cái a lô của ta. Thứ mà ta phải tiếpcận sửa chữa.Một ĐTDĐ (viết tắt là MS) sau khi được lắp SIM hợp lệ và bật nguồn, nội dung SIM được tựđộng chuyển về SS thông qua các trạm thu phát sóng (BTS). Tại SS, sau hàng loạt các thủtục, SIM của ta được nhận thực và ghi sổ. Nếu công việc này thành công, SS phát tín hiệulên BTS thông báo về MS việc đăng kí đã hoàn thành bằng cách đóng dấu tên mạng lênmàn hình MS ; đồng thời SS luôn phát ra tín hiệu để duy trì giao tiếp với MS. Công việc nàycũng na ná như việc đăng kí hộ khẩu - mà SIM giữ vai trò như 1 bản khai sinh gốc.Để duy trì tín hiệu này, MS cũng phải liên tục phát ra các tín hiệu để kết nối với SS thông quaBTS. Và đặc biệt là tín hiệu MS còn phải tự xác định sự mạnh yếu của sóng để định mứccông suất làm việc cho bóng cao tần ( được lai trong IC công suất cao tần ). Trong trườnghợp cùng lúc có nhiều tín hiệu BTS đến, MS sẽ chọn tín hiệu của BTS mạnh nhất.Cũng nên chú ý rằng: Hệ thống tuyến giao tiếp này được thể hiện bằng 2 hình thức chủ yếulà: - Giao tiếp trong điện thoại và sau bộ điều chế BTS là giao tiếp “hữu tuyến” kỹ thuật số.-Giao tiếp giữa Anten MS và BTS là giao tiếp vô tuyến kỹ thuật số.Sự liên kết này giống như mối liên hệ của gà mẹ với đàn gà con: Gà mẹ luôn phát ra nhữngtiếng cục cục để thu hút đàn con, đồng thời đàn gà con phải luôn luôn phát ra tiếng chípchíp để phản hồi lại cho gà mẹ biết rằng nó còn hiện hữu trong vườn.Và người ta gọi đây là sự duy trì kết nối.Có 2 cách để kết nối mà ta vẫn gọi nôm na là dò mạng:-Dò tự động (auto)-Dò thủ công (manual)Nếu môi trường GSM thuận lợi (MS tốt, đường truyền tín hiệu tốt, SS tốt, địa hình tốt...) thìviệc kết nối thường thành công ngay trong giai đoạn tự động. Còn nếu tồn tại 1 trục trặc gìđó thì ta phải kết nối bắng phương pháp thủ công. Cả 2 cách này mà vẫn không thực hiệnđược chứng tỏ hệ thống đã có sự cố, người ta gọi là rớt mạng.Vậy muốn có mạng phải cần những gì? Đơn giản là phải có sóng mang (là băng tần) tức làxa lộ của máy “phóng” ra ngoài. Nếu hệ thống MS tốt (cả phần cứng và phần mềm), muốnhòa mạng nhất thiết phải có SIM ( hoạc một modul giống như SIM).SIM là gì? Nếu nói về nó thì rất dài dòng, rất phức tạp, bởi trong nó được tích hợp cả 1 hệthống bao gồm cả bộ xử lí, và bộ nhớ hoạt động trong môi trường tự lập trình. Và ta cũngkhông cần nặng lòng với nó vì không bao giờ ta có thể mổ bụng nó mà sửa chữa ruột gantim phổi của nó được. Do vậy ta chỉ cần hiểu thế này: SIM chính là 1 chiếc thẻ nhớ hoạtđộng theo cơ chế “cắm vào là chạy”có các chức năng:-Khóa nhận thực-Khóa mật mã-Nhận dạng quốc tế-Nhận dạng tạm thời-Vùng định vị-Số điện thoại-Bản tin ngắn 1-Danh sách tần số sóng mang dành cho việc chọn ôNó được chia thành 3 vùng:-Vùng 1 do người sản xuất ghi sẵn theo hợp đồng với nhà phát hành - đây là vùng người sửdụng không thể tiếp cận và bị khóa chặt-Vùng 2 dùng để ghi nội dung giao tiếp của người dùng trong đó có tên mạng, băng tần, mãđiều chế tín hiệu, số điện thoại (mà thực chất là số thứ tự SIM)… - vùng này người sử dụngđược tiếp cận nhưng không thể thay đổi nội dung.-Vùng 3 là 1 bộ nhớ mở có dung lượng thường là 16 K đủ để ghi nhớ khoảng 250 số điệnthoại, hiện nay vùng này được mở rộng hơn với SUPER_SIM - đây là vùng dành cho ngườikhai thác sử dụng.Nếu chỉ để SIM hoạt động độc lập ta chỉ cần cấp 1 nguồn DC độc lập và 1 đơn vị xung đểkích hoạt CMOS bên trong SIM. Nhưng nếu muốn SIM hòa nhập có ích trong hệ thống củaMS thì bản thân hệ thống điện tử của MS (được gọi là PHẦN CỨNG) phải chấp hành tuyệtđối hàng loạt các thao tác đóng mở logic (có trước, có sau) được điều khiển bằng 1 chươngtrình do con người viết ra (được gọi là PHẦN MỀM) lưu giữ trong module nhớ của hệ thốngMS mà ta thường gọi là FLASH ROM ( bộ nhớ tốc độ cao).Vậy phần cứng MS gồm những bộ phận gì?Cũng giống như bất kể hệ thống máy móc nào, hệ thống điện tử của MS cũng bao gồm cáclinh kiện chủ động và thụ động hợp thành và được chia thành các khối sau:1- Khối nguồn (PA): bao gồm nguồn sơ cấp là batt chính và batt phụ thông qua IC nguồn đểcung cấp năng lượng theo định mức cho các khối trong máy.2- Khối cao tần (HF): nếu coi MS là cái nhà thì đây là cái cổng vào ra của căn nhà đó. Nó cónhiệm vụ điều chế các tín hiệu (vào - ra) phù hợp với chuẩn để giao tiếp (trong - ngoài).3- Khối xử lí âm thanh (DSP): bao gồm cả tiền khuyếch đại micro và loa có ...