
TÀI LIỆU MÔN HỌC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÀI LIỆU MÔN HỌC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TÀI LIỆU MÔN HỌCTHỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ế (Lưu hành nội bộ)CHƯƠNG MỘT: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH (FINANCIAL MARKET) oOo 1.1.THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH (FINANCIAL MARKET): Thị trường, trong kinh tế học và kinh doanh, là nơi người mua và người bán(hay người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhauđể trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất địnhnào đó. Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường chứng khoán,thị trường vốn, v.v... Cũng có một nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi nhất địnhnào đó, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ. Còn trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệmua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệcạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong kinh tếhọc được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa - dịch vụ, thị trường lao động, và thịtrường tài chính. Thị trường tài chính (TTTC) là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động muabán các loại giấy tờ có giá hay các loại vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nơi mànhững người cung cấp tiền tệ đáp ứng nhu cầu của những người khác về tiền tệ; Thị trường tài chính là chiếc cầu nối giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế,tạo điều kiện thuận lợi chuyển nguồn vốn nhàn rỗi sang nơi thiếu vốn để đáp ứng nhucầu phát triển kinh tế. Thông qua thị trường tài chính hình thành giá mua giá bán các loại cổ phiếu,trái phiếu, kỳ phiếu, giấy nợ ngắn hạn, dài hạn…hình thành nên tỷ lệ lãi suất đi vay,lãi suất cho vay, lãi suất ngắn, trung hạn và dài hạn. Thị trường tài chính hoạt động hữu hiệu nhờ các tài chính trung gian (các côngty chứng khoán, các quỹ đầu tư, ngân hàng…) Đối tượng tham gia thị trường tài chính là những nguồn cung và cầu về vốntrong xã hội của các chủ thể kinh tế như nhà nước, doanh nghiệp, gia đình… Chủ thể tham gia trên thị trường tài chính là những pháp nhân hay thể nhân đạidiện cho những nguồn cung cầu về vốn tham gia trên thị trường tài chính, chủ yếu làcác ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, cácquỹ tín dụng. 1.1.1.Bản chất, chức năng của TTTC: 1.1.1.1. Mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư và tiết kiệm: Một quốc gia muốn tăng trưởng và phát triển bền vững phải đáp ứng được nhucầu vốn. Muốn vốn đầu tư lớn phải gia tăng tiết kiệm. Đồng thời, tăng trưởng kinh tếcao sẽ tạo điều kiện tăng tiết kiệm và tăng khả năng cung ứng vốn đầu tư. 1.1.1.2. Quá trình giao lưu vốn: Trong nền kinh tế, nhu cầu về vốn để đầu tư và các nguồn tiết kiệm có thể phátsinh từ nhiều chủ thể khác nhau. Những người có cơ hội đầu tư thì thiếu vốn, nhữngngười có vốn nhàn rỗi lại không có vốn đầu tư. Họ gặp nhau để thỏa mãn nhu cầu củanhau. 1.1.1.3. Chức năng của TTTC: - Tập trung các khoản tiết kiệm thành nguồn vốn lớn: Thông qua TTTC,những nhà đầu tư có thể dùng những khoản tiền nhàn rỗi của mình để mua bán cácloại chứng khoán trên thị trường; những khoản vốn đó được tập thành những khoảnvốn tương đối lớn để các chủ thể huy động vốn phục vụ cho mục tiêu đầu tư pháttriển, mở rộng sản xuất kinh doanh, làm gia tăng nguồn vốn cho nền kinh tế, đáp ứngkịp thời nhu cầu vốn của các chủ thể. - Kích thích tiết kiệm và đầu tư: Muốn đầu tư trên thị trường tài chính kể tìmkiếm lợi nhuận, các nhà đầu tư phải có một khoản vốn nhàn rỗi nhất định, điều đó sẽkích thích các nhà đầu tư tăng cường tiết kiệm để tích lũy vốn đầu tư. Đồng thờithông qua quá trình đầu tư, họ có thể sẽ nhận được một khoản lợi nhuận tương đốilớn, điều đó tạo cho các nhà đầu tư càng muốn đầu tư nhiều hơn để đạt được nhiều lợinhuận hơn trong tương lai. - Hình thành giá cả các loại tài sản tài chính: Thông qua thị trường tàichính, giá cả của các loại tài sản tài chính sẽ được hình thành thông qua quy luật cungcầu. - Tạo tính thanh khoản cho tài sản tài chính: Tính thanh khoản là khả năngdễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt của các loại tài sản tài chính. Ví dụ, khi một nhàđầu tư bỏ hết tiền ra để mua cổ phiếu trên thị trường, đến khi cần tiền gấp thì anh tacó thể bán lại các cổ phiếu đó cho các nhà đầu tư khác và thu tiền về. Vị trí, vai trò của TTTC: Vị trí của thị trường tài chính: Trong mối quan hệ tương quan với các thị trường khác, thị trường tài chính cóvị trí là thị trường khởi điểm cho các loại thị trường, nó có tác dụng chi phối điềuhành và xâm nhập vào các loại thị trường khác. Vai trò của thị trường tài chính: Thị trường tài chính là nơi tạo ra môi trường thuận lợi để dung hoà các lợi íchkinh tế khác nhau của các thành viên khác nhau trên thị trường. Thị trường tài chính nâng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lý thuyết tài chính tài chính tiền tệ thị trường tài chính đề cương tài chính chính sách tiền tệ hệ thống tài chínhTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 1018 34 0 -
2 trang 527 13 0
-
203 trang 366 13 0
-
2 trang 365 13 0
-
293 trang 332 0 0
-
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1: Phần 1 - ĐH Thương mại
194 trang 309 0 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 301 2 0 -
38 trang 282 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 275 0 0 -
Một số vấn đề về lời nguyền tiền mặt: Phần 2
118 trang 240 0 0 -
Giáo trình Nhập môn tài chính - Tiền tệ: Phần 1 - PGS.TS. Sử Đình Thành, TS. Vũ Thị Minh Hằng
253 trang 238 3 0 -
Nghiên cứu tâm lý học hành vi đưa ra quyết định và thị trường: Phần 2
236 trang 235 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần Tiền tệ và ngân hàng (Money and Banking)
4 trang 232 0 0 -
Giáo trình môn học Lý thuyết tài chính - tiền tệ
60 trang 221 0 0 -
Các bước cơ bản trình bày báo cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn mực kế toán quốc tế
6 trang 194 0 0 -
Giáo trình Kinh tế vĩ mô: Phần 2 - Đại học Nội vụ Hà Nội
63 trang 184 0 0 -
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 182 0 0 -
Tiểu luận kinh tế vĩ mô: Lạm phát
49 trang 176 0 0 -
Ứng dụng mô hình ARIMA-GARCH để dự báo chỉ số VN-INDEX
9 trang 163 1 0 -
Nguyên lý Kinh tế vĩ mô (Bài Tập và lời giải): Phần 2
77 trang 160 0 0