Danh mục tài liệu

Tài liệu ôn tập Lịch sử lớp 11 (KHTN) năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây

Số trang: 40      Loại file: pdf      Dung lượng: 650.59 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Tài liệu ôn tập môn Lịch sử lớp 11 (KHTN) năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng, rèn luyện tư duy giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu ôn tập Lịch sử lớp 11 (KHTN) năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây Tài liệu dùng cho ôn tập Kiến thức cơ bản Lịch sử 11 Trường THPT Đào Sơn Tây Lớp 11B….. Họ và tên:…………………………………….. Năm học 2021 - 2022KIẾN THỨC CƠ BẢN LỊCH SỬ 11 Trang 1 Bài 1. NHẬT BẢN1. Tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868. a. Trong nước: - Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến với chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa đứng đầu là các Tướng quân (Shogun) lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng:  Kinh tế: + Nông nghiệp: lạc hậu, nông dân bị bóc lột nặng nề, đói kém liên tiếp xảy ra… + Công nghiệp: công trường thủ công xuất hiện, mầm móng kinh tế TBCN phát triển nhanh chóng.  Xã hội: + Chế độ đẳng cấp vẫn duy trì, mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày một gia tăng  Chính trị: + Thiên hoàng có vị trí tối cao nhưng quyền lực nằm trong tay các Shogun b. Ngoài nước: - Các nước tư bản Âu-Mĩ dùng áp lực quân sự đòi Nhật phải “mở cửa”, ép kí những hiệp ước bất bình đẳng.  Nhật đứng trước lựa chọn: hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến lạc hậu; hoặc cải cách đưa đất nước phát triển theo con đường các nước tư bản. 2. Cuộc Duy tân Minh Trị a. Hoàn cảnh: - Các hiệp ước Mạc phủ đã kí với nước ngoài làm cho các tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ - Phong trào chống Shogun phát triển mạnh làm sụp đổ chế độ Mạc phủ - Tháng 1-1868, Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) lên ngôi, thực hiện một loạt cải cách (Cuộc Duy tân Minh Trị). b. Nội dung:  Chính trị: + Thủ tiên chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới với vai trò quan trọng là tầng lớp quý tộc tư sản hóa + Năm 1889, Hiến pháp mới được bàn hành, chế độ quân chủ lập hiến được thành lập KIẾN THỨC CƠ BẢN LỊCH SỬ 11 Trang 2  Kinh tế: + Thống nhất tiền tệ, thị trường, cho phép mua bán ruộng đất… + Phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cở sở hạ tầng…  Quân sự: + Quân đội được tổ chức, huấn luyện theo phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự ra đời + Đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí và mời chuyên gia quân sự nước ngoài…  Giáo dục: + Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng khoa học-kỹ thuật trong chương trình giảng dạy + Cử học sinh giỏi đu du học ở phương Tây… c. Tính chất-ý nghĩa: - Cuộc cải cách có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản (chưa triệt để) - Đưa kinh tế TBCN phát triển, Nhật trở thành một nước đế quốc. 3. Nhật chuyển sang đế quốc chủ nghĩa: - Khoảng 30 năm sau cuộc cải cách Minh Trị, kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ ở Nhật và đưa nước này bước vào giai đoạn của chủ nghĩa đế quốc. Biểu hiện: a. Trong nước: - Nhiều công ti độc quyền xuất hiện như Mít-xưi, Mít-su-bi-si… chi phối, lũng đoạn nước Nhật - Nhân dân lao động bị bần cùng hóa - Tầng lớp cầm quyền chủ trương xây dựng sức mạnh đất nước bằng sức mạng quân sự b. Ngoài nước: - Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược: + Chiến tranh với Đài Loan (1874) + Chiến tranh với Trung Quốc (1894-1895) + Chiến tranh với Nga (1904-1905) - Thắng lợi các cuộc chiến đem đến cho Nhật nhiều đất đai, tài chính…  Đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.KIẾN THỨC CƠ BẢN LỊCH SỬ 11 Trang 3 Bài 2. ẤN ĐỘ 1. Tình hình Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX. - Đến giữa sau thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị ở Ấn Độ. a. Về kinh tế: - Anh khai thác, bóc lột, vơ vét Ấn Độ một cách quy mô để thu lợi nhuận - Ấn trở thành thuộc địa quan trọng của Anh cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc b. Về chính trị- xã hội: - Anh nắm quyền cai trị trực tiếp (Nữ hoàng Anh là Nữ hoàng Ấn Độ) - Thực hiện chính sách chia để trị - Khơi sâu sự cách biệt mâu thuẫn về chủng tộc, tôn giáo, đẳng cấp trong xã hội  Đời sống nhân dân khó khăn, mâu thuẫn xã hội gia tăng nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra. 2. Khởi nghĩa Xipay (1857-1859) a. Nguyên nhân:- Mâu thuẫn giữa dân tộc Ấn Độ với thực dân Anh.- Binh lính người Ấn đi lính cho Anh (lính Xipay) bị đối xử tàn tệ và xúc phạm tinh thần dân tộc, tín ngưỡng trầm trọng họ chống lệnh sĩ quan Anh và nổi dậy khởi nghĩa. b. Diễn biến:- Ngày 10-5-1857, 3 trung đoàn lính Xipay khởi nghĩa ở Mi-rút rồi tiến về Đê-li và nhanh chóng lan ra miền Trung, miền Bắc Ấn Độ.- Nghĩa quân lập được chính quyền, giải phóng một số thành phố lớn.- Anh dốc toàn lực đàn áp, sau 2 năm khởi nghĩa bị đàn áp dã man c. Ý nghĩa: - Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân ...